Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tận dụng hiệu quả các cơ hội để phát triển kinh tế năm 2020
Vượt qua nhiều thử thách, năm 2019 Việt Nam đã gặt hái được những kết quả đáng tự hào. Bước sang năm mới 2020, để giữ vững và tiếp tục phát huy những thành quả này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có những chia sẻ với phóng viên BNEWS/TTXVN về chặng đường sắp tới.
BNEWS:Xin Bộ trưởng cho biết những thành công nổi bật của kinh tế Việt Nam trong năm 2019?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả toàn diện, hoàn thành toàn bộ 12/12 chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội giao; trong đó nổi bật như: duy trì nền tảng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh khu vực và quốc tế biến động mạnh; tăng trưởng khá cao; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được củng cố, mở rộng. Cơ cấu lại nền kinh tế thực chất hơn; trong bối cảnh khó khăn các ngành, lĩnh vực chủ yếu vẫn phát triển ổn định, tích cực; sản xuất công nghiệp tăng mạnh, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vững vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nông nghiệp tương đối ổn định; trong đó xây dựng nông thôn mới đạt kết quả vượt bậc; khu vực dịch vụ duy trì đà tăng khá cao. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, khó khăn được tháo gỡ, thủ tục hành chính được cắt giảm, đơn giản hóa góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tiếp cận thị trường và nguồn lực, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình mới. Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm sau cao hơn năm trước… Trong thành công chung của cả nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược, tổng hợp đánh giá chung các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã luôn quán triệt sâu sắc và kiên định tinh thần cải cách, đổi mới, nỗ lực bứt phá, phát huy trí tuệ tập thể, thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ đề ra với quyết tâm cao nhất, nhất là trong tham mưu tổng hợp về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Bộ cũng luôn đi đầu trong công cuộc cải cách, đổi mới, xây dựng Chính phủ kiến tạo. BNEWS:Bộ trưởng đánh giá thế nào về khả năng thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2020 - năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Bối cảnh năm 2020 dự báo còn nhiều phức tạp, khó lường, yếu tố thuận lợi, khó khăn đan xen, nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong năm 2020 là rất nặng nề.Nghị quyết số 85/2019/QH14 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2020 đã được Quốc hội thông qua, đề ra 12 chỉ tiêu chủ yếu như: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%;...
Để thực hiện thành công Nghị quyết trên của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp các bộ, ngành, cơ quan liên quan tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 với các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để cụ thể hóa 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 85/2019/QH14 của Quốc hội và các chỉ tiêu ngành, lĩnh vực để phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan thực hiện trong năm, cũng như phương án và kịch bản điều hành của Chính phủ nhằm đạt mục tiêu đề ra. Theo tôi, sang năm 2020, các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt đổi mới và cải cách hiệu quả hơn nữa để khơi thông thể chế và nguồn lực cho phát triển; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập; tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh; tập trung giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững; tiếp tục cải thiện rõ rệt môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò đầu tàu của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn...Các công trình, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ giúp cho các động lực tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực.
Với nền tảng vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và sự nỗ lực không ngừng của các cơ quan để cải cách, đổi mới, tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phấn khởi, gia tăng đầu tư, sản xuất, tạo ra những năng lực mới tăng thêm cho nền kinh tế, giúp thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Nhưng xuyên suốt các giải pháp trên, phải quán triệt tinh thần “phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phải chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế, đổi mới tư duy và hành động, nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để phát triển”; “lấy hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước”. Và đặc biệt là làm sao để khơi dậy khát vọng dân tộc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước phát triển và thịnh vượng; phát huy tối đa nhân tố con người, lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.Đồng thời, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ đi đôi với chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao sức chống chịu và khả năng thích ứng của nền kinh tế.
BNEWS: Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia. Theo Bộ trưởng, Trung tâm này sẽ đem lại những kết quả thiết thực như thế nào tới nền kinh tế trong năm 2020 và những năm tới? Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 với chức năng hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học và công nghệ. Đây là một bước đi quan trọng, thể hiện sự nhất quán trong quan điểm phát triển của Việt Nam thời gian tới. Đổi mới sáng tạo là nền tảng để phát triển nhanh, đột phá lực lượng sản xuất trên nền tảng trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Đổi mới sáng tạo giúp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực trí tuệ con người, các công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ kỹ thuật số, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, làm cơ sở, tiền đề để phát triển xã hội bền vững.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia là giải pháp đột phá và cần thiết để hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo trên phạm vi toàn quốc; góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế. Bên cạnh đó phải đề cập tới lợi ích về mặt kiến tạo một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện và bền vững.Đối với nhóm các trung tâm Đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng như nhóm các chuyên gia nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ trên cả nước, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ có vai trò dẫn dắt và kết nối.
Đây là mô hình tiên phong vận hành theo chuẩn mực quốc tế, khắc phục những hạn chế về quy mô, cơ chế ưu đãi, cơ chế vận hành của các trung tâm công nghệ hiện có trên cả nước.
Qua đó, Trung tâm sẽ thúc đẩy phát triển một hệ sinh thái gắn kết chặt chẽ về lợi ích giữa hoạt động đổi mới sáng tạo với hệ sinh thái khởi nghiệp, với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học và người dân nhằm tạo ra những lợi ích cùng chiều, có tác động lan tỏa, cộng hưởng hướng tới điểm chung là thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Đối với nhóm các doanh nghiệp, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ là nơi kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với các nhu cầu thực tiễn hiện nay trên thị trường nhằm phát triển và thương mại hóa công nghệ, tận dụng các ưu thế công nghệ từ các công ty, tập đoàn công nghệ lớn hợp tác với Trung tâm. Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay do sự phát triển nhanh chóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia là giải pháp thiết yếu để thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam, từ đó xây dựng nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước. BNEWS: Xin cám ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
AFP: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2019
21:24' - 27/12/2019
Nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng bất chấp kinh tế toàn cầu suy giảm là nội dung bài viết của hãng tin Pháp AFP đăng ngày 27/12.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông quốc tế đánh giá cao thành công của kinh tế Việt Nam
15:27' - 27/12/2019
Việt Nam được dự báo là nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019
08:50' - 26/12/2019
Trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019, do Ban biên tập Tin kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn:
-
Ý kiến và Bình luận
ADB: Tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam là có cơ sở
20:21' - 22/12/2019
Chuyên gia kinh tế trưởng ADB, ông Nguyễn Minh Cường khẳng định, có nhiều cơ sở để tin tưởng vào triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB: EU cần tránh chiến tranh thương mại với Mỹ
07:00'
Chủ tịch ECB cho biết hợp tác tốt hơn so với chiến lược trả đũa thuần túy, vốn có thể dẫn đến quá trình ăn miếng trả miếng mà không bên nào thực sự là người chiến thắng.
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan: Các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025
08:11' - 28/11/2024
Theo JPMorgan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi bị kẹt giữa hai “gã khổng lồ” Trung Quốc và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.