Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đơn giản hóa quy trình tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, nông sản
Bên cạnh đó, thống nhất quy trình để giao nhận hàng hóa ở biên giới được thuận lợi. Đồng thời, chỉ đạo các tỉnh có cửa khẩu phải hỗ trợ đối với các chủ hàng, các phương tiện vận tải.
Ngoài ra, có thông tin thường xuyên đối với vùng trồng, vùng nuôi ở những địa phương có sản phẩm để có sự hợp tác tốt trong việc khi mà cửa khẩu của phía bạn không mở do COVID-19 sẽ không gây sức ép cho các địa phương có cửa khẩu. Hơn nữa, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo tăng cường các hoạt động tiêu thụ trên thị trường nội địa bằng cả hình thức truyền thống và thương mại điện tử, chỉ đạo các thương vụ của chúng ta ở nước ngoài tăng cường kết nối giao thương để từng bước mở rộng thị trường. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, hàng hóa ùn ứ như thế cho thấy chiến lược sản xuất và tiêu thụ nông sản rõ ràng còn luẩn quẩn, có nhiều bế tắc. Để giải bài toán này, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có phương án quy hoạch lại vùng trồng vùng nuôi, phải bám sát tín hiệu của thị trường. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thông tin, gần đây đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trao đổi, hướng dẫn thông tin và tập huấn cho các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất nông sản thực phẩm để chính các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hướng dẫn về cách làm, tiêu chuẩn, tập quán tiêu dùng của địa phương. Đây cũng là cách để chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, bán tiểu ngạch sang chính ngạch. Tuy nhiên, đây là câu chuyện dài hơi nên trước mắt phải nỗ lực bằng mọi cách để giải quyết ùn tắc hàng hóa tại khu vực biên giới. Vì thế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn đang nỗ lực họp bàn, trao đổi với Trung Quốc. Thế nhưng, do Trung Quốc thực hiện chính sách Zezo COVID, phong tỏa một số thành phố như Thâm Quyến nên lưu thông hàng hóa gặp khó khăn. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, đầu tuần trước, Bộ Công Thương đã được giao nhiệm vụ xây dựng Đề án xuất khẩu qua biên giới theo chính ngạch, với những tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện hàng hóa cụ thể. Bộ Công Thương đã trình lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề án này. "Hy vọng trong thời gian tới, Chính phủ thông qua, đây sẽ là cơ sở để triển khai. Chúng tôi đề nghị các địa phương phối hợp với hai Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để cùng nhau làm cái này cho tốt, nếu không thì sẽ rất khó khăn" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh. *Tắc đâu phải thông tới đó Xung quanh câu chuyện hàng hoá nông sản ùn ứ cần hỗ trợ nhưng vẫn chưa giải quyết căn cơ tình trạng này phải xuất khẩu bằng con đường chính ngạch, Bộ trưởng Nguyễn Hông Diên khẳng định, trước mắt ùn ứ là phải giải tỏa, tắc đâu phải thông tới đó. Theo đó, cần dứt khoát xoay lại sản xuất theo tiêu chuẩn và tín hiệu của thị trường. Nhìn nhận rõ vấn đề, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án xuất khẩu qua biên giới theo chính ngạch và Chiến lược xuất nhập khẩu cũng được Bộ Công Thương trình lên Chính phủ cách đây 2 ngày. “Nếu như chiến lược này và Đề án xuất khẩu qua biên giới cũng được thông qua, việc tiếp theo là các bộ, ngành, địa phương phối hợp với nhau để khuyến cáo, giúp đỡ hỗ trợ về vùng trồng. Riêng đối với doanh nghiệp và người sản xuất phải thực hiên theo tín hiệu thị trường sẽ xuất hàng hóa sẽ không còn cảnh ùn ứ nữa”- Bộ trưởng kỳ vọng. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, thị trường nội địa là rộng lớn, tuy nhiên, thị trường Trung Quốc chúng ta sẽ phải chinh phục. Bởi trước đây hoạt động thương mại xuất khẩu chính ngạch rất ít, nhưng tiểu ngạch lại nhiều. Bây giờ Trung Quốc trở cũng đang đề xuất để trở thành thành viên của nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Như vậy là hàng hóa vào Trung Quốc sẽ không còn dễ dàng như trước nữa. Theo đó, tiêu chuẩn hàng hóa và Trung Quốc bây giờ phải đạt tiêu chuẩn của khu vực, của khối của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Chính vì vậy, không còn cách nào khác ngoài việc thay đổi để thích ứng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới với 17 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang tham gia, ký kết và có quan hệ thương mại với hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. "Với nhu cầu tiêu dùng thế giới, nhất là sản phẩm trái cây vùng nhiệt đới rất cần tại các thị trường ôn đới, thực tế cho thấy, những sản phẩm, dòng sản phẩm trái cây như những trái thanh long được sản xuất tại vùng trồng đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường và hiện xuất khẩu rất tốt qua đường biển, hàng không, đường sắt". Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin. Tuy nhiên, một số sản phẩm chúng ta làm chưa đạt chuẩn, không có hợp đồng thật sự. Câu chuyện này không phải là lần đầu tiên Bộ Công Thương đề cập. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp làm việc với các địa phương; trong đó có Long An. Cụ thể, hai Bộ trưởng đã khuyến cáo về lâu dài căn cơ, cần phải thay đổi cách sản xuất, quy hoạch vùng trồng, phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn cấp sản phẩm mới có thể xuất khẩu được. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng chia sẻ những khó khăn với bà con nông dân, mặc dù không phải là trách nhiệm chính của Bộ Công Thương, nhưng Bộ Công Thương đã cùng với các bộ, ngành liên quan rất nỗ lực trong việc thông quan cửa khẩu biên giới. "Một lần nữa chúng tôi nhận trách nhiệm sẽ cùng với các bộ, ngành chức năng tham mưu Chính phủ để có giải pháp căn cơ giải quyết vấn đề này"- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Liên thông phối hợp để xử lý tốt việc chống buôn lậu, gian lận thương mại
13:01' - 16/03/2022
Để xử lý vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả được xử lý tốt, hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý phải liên thông phối hợp với nhau.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01'
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm chi trả tiền cho người dân có nhà cửa hư hỏng do thi công cao tốc Bắc – Nam
14:21'
Đến nay các dự án cao tốc đã thông xe, nhưng người dân vẫn chưa nhận được các khoản hỗ trợ này để sửa sang lại nhà cửa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long họp về việc phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế
14:02'
Về phân cấp thẩm quyền, Phó Thủ tướng cho rằng, cần phân cấp nhiều hơn cho địa phương, thủ tục nào giữ lại cấp Bộ thì cần nêu rõ lý do.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ, đưa dự án đường Vành đai 4 về đích
13:57'
Các cơ quan chức năng đang tích cực giải phóng mặt bằng ở những thửa cuối cùng, đẩy nhanh tiến độ thi công, nỗ lực đưa dự án về đích đúng hẹn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt
12:00'
Thủ tướng hoan nghênh kế hoạch hợp tác của PowerChina với các đối tác Việt Nam; bày tỏ ủng hộ chủ trương đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của Tập đoàn trong lĩnh vực đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn: Không để hình thành điểm nóng phức tạp trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
11:22'
Tỉnh Lạng Sơn có 231,74 km đường biên giới tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
10:10'
Sáng 21/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.