Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nhiều thách thức phải ứng phó trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu về giáo dục
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (2013-2023), có thể thấy, đây là văn kiện quan trọng của Trung ương Đảng, định hướng mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn của Đảng đối với việc phát triển giáo dục và đào tạo trong tổng thể phát triển đất nước.
Nhiều việc đã được triển khai và nhiều việc dù tình hình đã có thay đổi song vẫn thấy rất rõ ý nghĩa soi sáng, dẫn dắt, chỉ đạo sát, đúng trong cả hiện tại và tương lai.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trò chuyện với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn để nhìn lại những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết 29; những khó khăn, thách thức mà ngành Giáo dục và Đào tạo phải đối mặt trong bối cảnh mới để có những định hướng cho chặng đường đổi mới tiếp theo.Thể chế mở đường cho đổi mới giáo dục
*Phóng viên: Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đi qua 10 năm đổi mới căn bản và toàn diện theo Nghị quyết 29/NQ-TW (Nghị quyết 29). Xin Bộ trưởng chia sẻ về những kết quả nổi bật mà ngành đã đạt được trong chặng đường vừa qua?
*Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nghị quyết 29 đã đề cập đầy đủ, sâu sắc đến các thành tố của giáo dục và đào tạo, cũng như những thành tố liên quan để đổi mới.
Trước hết, có thể khẳng định Nghị quyết 29 chính là chỗ dựa để thống nhất về quan điểm, tư duy, nhận thức đối với giáo dục và đào tạo. Trong 10 năm qua, đã có sự đổi mới, chuyển biến quan trọng trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, của người dân và toàn xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước. Từ nhận thức về vai trò của giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là đột phá chiến lược cho sự phát triển của đất nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển đất nước”, từ đó đưa đến những quyết sách khác, những phương châm, hành động khác. Một điểm rất quan trọng trong suốt 10 năm triển khai Nghị quyết 29 là việc chuyển đổi nền giáo dục từ nặng về trang bị kiến thức chuyển sang một nền giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Việc thể chế hóa Nghị quyết 29 cũng có nhiều kết quả. Rất nhiều tinh thần quan trọng của Nghị quyết 29 đã được Luật hoá, trong đó, một số luật quan trọng của ngành Giáo dục như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, một số Luật khác có liên quan của các Bộ, ngành đã được xây dựng, ban hành. Bên cạnh đó, các văn bản dưới luật của Chính phủ, các Bộ, ngành và các quy định cũng đã được triển khai khá đồng bộ. Thể chế đã mở đường cho đổi mới trong thời gian qua. Về một số kết quả cụ thể, trước hết là sắp xếp lại hệ thống các cấp học để tạo ra tính mở trong nền giáo dục, đặc biệt là những đổi mới đầu tiên trong giáo dục phổ thông với việc xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đưa vào triển khai trong thực tế, bước đầu tạo ra được những thay đổi rất quan trọng. Việc dạy, học, kiểm tra đánh giá thường xuyên, các kỳ thi quan trọng - đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông đều có sự đổi mới theo hướng trang bị kiến thức có tính chất nền tảng, phổ thông, quan trọng trong 9 năm đầu, tăng cường sự phân luồng, hướng nghiệp ở bậc Trung học Phổ thông. Đi cùng với triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một chủ trương rất quan trọng đã được triển khai là huy động các nguồn lực xã hội trong đổi mới sách giáo khoa, với chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” - việc này đã đem đến sự chủ động rất cao cho cơ sở giáo dục, cho giáo viên, học sinh. Hiện nay, chặng đường triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đi được những bước rất quan trọng, một vài năm nữa sẽ kết thúc chu trình. Qua đánh giá sơ bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, qua kết quả giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các đánh giá khác cho thấy, bước đầu, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã mang lại dấu hiệu rất tích cực, sự chủ động của cả giáo viên, học sinh, tạo ra những khí thế mới, tinh thần mới cho giáo dục phổ thông. Trong các bảng xếp hạng quốc tế, xếp hạng của giáo dục phổ thông Việt Nam đã gia tăng đáng kể. Giáo dục đại học cũng có những bước chuyển biến rất quan trọng với việc triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó, vấn đề trung tâm là triển khai tự chủ đại học bước đầu đã đem lại khí thế mới, sinh lực mới, giải phóng sức sáng tạo của các trường đại học, tạo ra bước phát triển cho các trường đại học trong suốt thời gian qua. Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 29, giáo dục nghề nghiệp cũng có bước phát triển, tạo ra nhiều chỗ học tập cho người học, cũng như nâng cao chất lượng dạy nghề. Kết quả này cũng đã được các tổ chức quốc tế, trong nước và người dân đánh giá cao. Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu Nghị quyết 29 đặt ra là tăng cường xã hội hoá trong giáo dục và đào tạo. 10 năm qua cũng là 10 năm tỷ lệ khối trường ngoài công lập từ bậc phổ thông đến đại học đã phát triển nhanh chóng, tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho người học và giúp cho cơ cấu, tỷ lệ trong giáo dục được điều chỉnh. Đến thời điểm này, giáo dục ngoài công lập chiếm trên 20% trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. *Phóng viên: Những vấn đề còn khó triển khai hoặc chưa triển khai được là gì, thưa Bộ trưởng? *Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nghị quyết 29 bao quát rất nhiều nội dung, công việc, đối tượng và yêu cầu rất cao, mục tiêu rất lớn, nhưng trong điều kiện còn hạn chế nhất định. Một số nội dung cốt lõi, trọng tâm của Nghị quyết đã thực hiện được nhưng cũng còn những nội dung chưa triển khai được hoặc chậm mà trong thời gian tới phải tiếp tục. Một trong những nội dung Nghị quyết 29 đặt ra là từ sau năm 2020 thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm đối với học sinh phổ thông, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được một cách đầy đủ. Một số nội dung khác của Nghị quyết 29, quá trình thể chế hoá chưa kịp thời, đầy đủ, thậm chí còn một số quy định chưa thực sự đồng bộ, dẫn đến hạn chế về chất lượng triển khai. Trong Nghị quyết 29 nêu một nội dung rất quan trọng, đó là “lương của nhà giáo được bố trí ở mức cao nhất trong thang bảng lương của khối hành chính sự nghiệp” nhưng thực tế còn khó khăn nên chưa thực hiện được như mong muốn. Nghị quyết 29 cũng yêu cầu ngân sách cho giáo dục tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước, nhưng thực tế chưa đảm bảo được. Một trong những trọng tâm của Nghị quyết 29 là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đội ngũ vừa đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Thời gian qua, đội ngũ đã có bước phát triển rất quan trọng nhưng vì nhiều lý do, tình trạng nghỉ việc, chuyển việc đặt ra thách thức về việc đảm bảo số lượng giáo viên cho các môn học mới và cho các khu vực có yêu cầu cao về nhu cầu học tập. Bên cạnh đó, việc đảm bảo các nguồn lực cho đổi mới (số lượng trường, lớp, trang thiết bị dạy học...) còn có phần hạn chế. Về công tác xã hội hóa, đối chiếu với các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết 29, có thể thấy, việc huy động các nguồn lực xã hội, sự tham gia của người dân và tổ chức xã hội đối với giáo dục, phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập còn rất nhiều điểm nghẽn phải tích cực tháo gỡ.Đủ quan tâm - đủ nhận thức - đủ nguồn lực
*Phóng viên: Vậy từ thực tiễn hiện nay, để tiếp tục triển khai Nghị quyết 29 trong giai đoạn tiếp theo, ngành Giáo dục và Đào tạo phải đối mặt với những thách thức như thế nào?
*Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chúng ta vừa khẳng định ý nghĩa đúng đắn, tầm nhìn của Nghị quyết 29 nhưng cũng đồng thời phải phân tích trong bối cảnh mới, thách thức mới, Giáo dục đang đứng trước nhiều thách thức mà ở thời điểm ban hành Nghị quyết chưa có điều kiện phân tích và đề cập tới nhiều. Trong đó, ở thời đại kinh tế thị trường đang phát triển mạnh, thời đại công nghệ số, không gian số, trí tuệ nhân tạo và các yếu tố mới xuất hiện, con người đang đứng trước thách thức mới để phát triển và có một cuộc sống hạnh phúc. Những yêu cầu về năng lực mới, kỹ năng mới, số lượng nghề nghiệp đổi mới nhanh, ranh giới rất mờ, liên ngành và tích hợp nhiều lên... Đây cũng là thách thức chưa được đề cập nhiều ở thời điểm ban hành Nghị quyết 29. Khi nền kinh tế phát triển, đất nước phồn vinh hơn, đời sống cao hơn nhưng đứng trước việc phân hoá giàu - nghèo gia tăng thì nguy cơ mất bình đẳng trong giáo dục có thể sẽ gia tăng. Một thách thức khác đến từ những mô hình trường học mới, mô hình giáo dục mới, phương pháp giáo dục mới, không gian giáo dục mới trong thời đại số. Chúng ta phải ứng xử với hệ giá trị, cả giá trị thực và giá trị ảo. Chúng ta thường nói tới bệnh thành tích, nhưng sẽ còn những vấn đề lớn phía trước, vấn đề của giá trị ảo, đối mặt với những vấn đề phi truyền thống. Chúng ta đứng trước thách thức lớn hơn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. 10 năm về trước, chúng ta chưa bàn gay gắt đến vấn đề học sinh phổ thông tìm kiếm cơ hội học tập ở nước ngoài, các trường phổ thông tốt ở nước ngoài cũng thu hút học sinh của chúng ta. Các trường đại học cũng phải cạnh tranh nguồn lực khoa học với các trường đại học trên quy mô toàn cầu. Chúng ta mải miết với câu chuyện tự chủ đại học, với câu chuyện đầu tư nhưng chúng ta còn phải ứng phó với thách thức trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu về giáo dục. *Phóng viên: Bộ trưởng có thể chia sẻ về những công việc quan trọng cần làm trong chặng đường đổi mới tiếp theo? *Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Với tầm nhìn chiến lược của Nghị quyết 29 thì chặng đường phía trước còn rất nhiều việc phải triển khai. Đổi mới giáo dục khác với các lĩnh vực khác, vì các kết quả cần phải có thời gian mới nhìn nhận, đánh giá được một cách đầy đủ. Cho nên, trong chặng đường phía trước, điều cần thiết là phải rất kiên trì, nhất quán trong định hướng đổi mới để đạt được các mục tiêu lớn và quan trọng mà Nghị quyết 29 đã đề ra. Chúng tôi mong muốn trong thời gian tới cần một số cái “đủ”: Thứ nhất là đủ mức độ quan tâm. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương, đã quan tâm rồi thì quan tâm hơn nữa, đầy đủ, sâu sắc hơn nữa. Thứ hai là đủ về nhận thức. Nghị quyết 29 đã tạo ra những thay đổi quan trọng, đổi mới về tư tưởng và nhận thức nhưng vẫn cần tiếp tục có sự đổi mới đầy đủ và toàn diện hơn nữa, đặc biệt là trước những vấn đề mới của thời đại đặt ra, để tiếp tục mở đường cho tinh thần đổi mới của giáo dục và đào tạo. Thứ ba là đủ về nguồn lực để thực hiện. Đầy đủ nguồn lực bao gồm: đủ nguồn lực về con người (giáo viên), đủ nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất - đủ trường, đủ lớp, đủ trang thiết bị. Có đầy đủ như thế, công cuộc đổi mới mới như kỳ vọng và đạt được kết quả lớn hơn nữa trong tương lai. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng ra chỉ thị về việc đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông
07:09' - 26/12/2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt tạm giam 2 bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu” xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang
14:07' - 16/12/2023
Hiện Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Hà Giang đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ hành vi sai phạm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan để xử lý theo qui định của pháp luật.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển Đại học Quốc gia TP.HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á
20:55' - 01/12/2023
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần sớm hoàn thiện Đề án "Phát triển Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á".
-
Kinh tế & Xã hội
11 học sinh bị mệt khi ăn “kẹo lạ”, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo khẩn
10:13' - 01/12/2023
Liên quan đến thông tin phản ánh có một số học sinh trên địa bàn Hà Nội biểu hiện ngộ độc nghi do ăn kẹo có xuất xứ không rõ ràng, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã kiểm tra, xác minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng cường hợp tác giáo dục đại học Việt Nam-Anh
09:03' - 27/11/2023
Từ 20-23/22, đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc tại Anh nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa các cơ quan Chính phủ Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhất là ở bậc giáo dục đại học.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Dự án mở rộng nghĩa trang sau 8 năm vẫn chưa hoàn thành
11:02'
Dự án xây dựng mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì) được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư từ tháng 10/2016 nhưng đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành.
-
Kinh tế & Xã hội
Mitsubishi Motors Việt Nam Trali Series sẽ diễn ra vào tháng 2/2025
09:55'
Sự kiện Mitsubishi Motors Việt Nam - Tam Đảo City Trail 2025 sẽ chính thức diễn ra vào tháng 2/2025 tại Thị trấn Tam Đảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiêu thụ điện của Mỹ dự kiến đạt mức cao kỷ lục
08:41'
Theo ước tính mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), mức tiêu thụ điện của nước này dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 và tiếp tục tăng trong năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
FIFA thông báo các nước đăng cai tổ chức World Cup 2030 và 2034
08:25'
FIFA ngày 11/12 đã xác nhận rằng Saudi Arabia sẽ đăng cai tổ chức World Cup 2034, trong khi World Cup 2030 sẽ chủ yếu do ba quốc gia là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Morocco đồng tổ chức.
-
Kinh tế & Xã hội
Đức ghi nhận lượng khách du lịch kỷ lục trong năm 2024
08:25'
Số liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố cho thấy, khoảng 433 triệu lượt khách đã lưu trú qua đêm trong nước Đức trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến cuối tháng 10 năm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo
22:17' - 11/12/2024
Phương án đưa ra phải hài hòa với các bộ, ngành, sau khi hoàn tất việc sáp nhập là sẽ thúc đẩy sự phát triển, đảm bảo hiệu quả của công việc.
-
Kinh tế & Xã hội
Thắp sáng Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bằng 500.000m dây đèn led để chào đón Giáng sinh
21:41' - 11/12/2024
Đón mùa Giáng sinh năm nay, Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (Nhà thờ Đức Bà) được trang trí với 500.000m dây đèn led bao quanh toàn nhà thờ.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyến vành đai 1, Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Hà Nội) phấn đấu về đích năm 2025
21:11' - 11/12/2024
Theo kế hoạch, dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2024 nhưng do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng nên dự án không về đích đúng tiến độ.
-
Kinh tế & Xã hội
Hiệp định song phương, cú hích cho thương mại biên giới
20:00' - 11/12/2024
Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam và Campuchia có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, đã mở ra chương mới cho giao thương giữa hai nước.