Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng lý giải việc điều chỉnh tổng vốn đầu tư tại các dự án
Tiếp tục trả lời chất vấn về lĩnh vực giao thông vận tải tại hội trường Quốc hội sáng 7/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã chỉ rõ hai lý do chính hiện nay khiến nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư.
Theo đó, một là liên quan đến thay đổi giá đền bù khi khảo sát và triển khai thực tế. Thứ hai, liên quan đến quá trình tư vấn thiết kế, khảo sát không chính xác, nhất là nơi có địa chất yếu. Trong khi đó, nếu không khảo sát thận trọng, cẩn thận thì có thể dẫn đến việc sau này có sai khác trong quá trình triển khai thi công.
Thực tế, từ khi có Luật Đầu tư công đã khắc phục cơ bản tình trạng phải điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với các dự án đầu tư hạ tầng giao thông. Hiện chỉ có 3 dự án ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng tổng mức đầu tư cao là dự án cầu Rạch Miễu 2, dự án đường cao tốc Mĩ An - Cao Lãnh, dự án đường cao tốc An Hữu - Cao Lãnh.
Đối với các dự án này, về phía Bộ Giao thông Vận tải đã tham mưu cho Chính phủ để ban hành chỉ thị yêu cầu các đơn vị phải nâng cao trách nhiệm, bảo đảm chất lượng tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Theo đó, nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế, đặc biệt là khảo sát địa chất mỏ, mỏ vật liệu, bãi đổ thải, điều tra làm rõ diện tích mặt đất, cũng như thỏa thuận với địa phương về đơn giá, kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng để không làm tăng tổng mức đầu tư.
Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ định mức xây dựng, sản xuất, đầu tư và kiểm tra chặt chẽ năng lực của đơn vị khảo sát thiết kế.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, nội dung này trong giai đoạn vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã làm rất chặt. Công tác điều tra, khảo sát của đơn vị tư vấn cũng được nâng lên một bước.
Về phía các địa phương, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị phải thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường để kịp thời cập nhật, công bố giá các vật liệu xây dựng cũng như là chỉ số giá để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
Theo thống kê, trong kỳ trung hạn 2021-2025, Bộ Giao thông Vận tải được giao 64 dự án với tổng kinh phí là 300 nghìn tỷ đồng. Đến nay, bộ đã phê duyệt 60 dự án và đang triển khai. Về cơ bản các dự án tương đối tốt, không tăng tổng mức đầu tư, nếu có thì rất ít.Đánh giá về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, bên lề Kỳ họp Quốc hội sáng nay, đại biểu Lê Hữu Trí (Đoàn Khánh Hòa) cho biết, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã trả lời rất rõ từng vấn đề và trong từng vấn đề cũng đã nêu được những cái việc ngành đã làm, đang làm và một số cái vấn đề còn phải tiếp tục cần có thời gian để ban hành cơ chế, chính sách để triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như mong mỏi của cử tri đặt ra.
Trong số đó, còn một số vấn đề như thiết kế giao thông, tốc độ giao thông đường cao tốc và những vấn đề khác đòi hỏi có tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc phải có cơ chế, chính sách thực hiện. Về phía Bộ trưởng cũng đã nhận trách nhiệm tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách để giải quyết các bất cập, thách thức này.
Trước đó, với nội dung chất vấn liên quan tới tốc độ ở đường cao tốc nói chung và mục tiêu là giảm áp lực lưu thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ đầu năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải đã cho nghiên cứu rà soát các tiêu chuẩn có phù hợp với thực tế hay chưa và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các tuyến quy định 80 km/giờ có thể nâng lên 90 km/giờ.
“Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và dự kiến quý I/2024 có thay đổi giới hạn tốc độ tối đa”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định.
Hiện Việt Nam có tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc với 4 giới hạn tốc độ là 120 - 100 - 80 - 60 km/giờ. Nhiều tuyến đường nếu đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh theo quy hoạch có thể chạy tối đa 120 km/giờ như tuyến Hạ Long – Móng Cái, Hà Nội – Hải Phòng.
Tuy vậy, có ý kiến cử tri phản ánh nhiều tuyến đường cao tốc đã hoàn thành, đi vào vận hành khai thác chỉ cho phép tối đa là 80 km/giờ, chưa giảm thiểu tối ưu vận tải và thời gian lưu thông.
Về phía Bộ Giao thông Vận tải cũng thực hiện nghiêm túc xem xét trách nhiệm, chỉ đạo các cơ quan chức năng, bộ ngành liên quan thanh tra, kiểm tra xử lý trách nhiệm và xử phạt nhà thầu ban quản lý dự án, chủ đầu tư, các cơ quan thẩm định kiểm điểm và xem xét trách nhiệm, nhất là xử phạt nghiêm khắc các đơn vị tư vấn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Theo dõi đến cùng các vấn đề đã giám sát
07:48' - 07/11/2023
Sáng 7/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời chất vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà
21:05' - 06/11/2023
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, quy hoạch điện VIII được Chính phủ phê duyệt với tổng công suất nguồn điện là 150.489 MW.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Phân kỳ đầu tư các tuyến đường cao tốc
19:50' - 06/11/2023
Phân kỳ đầu tư với các dự án đường cao tốc 2 làn xe, 4 làn xe chưa có làn dừng khẩn cấp liên tục; xã hội hóa hạ tầng các cảng hàng không... là những vấn đề "nóng" được các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07'
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44'
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối công nghệ số giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh
16:33'
Ngày 29/11, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp – cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
16:12'
Tiềm năng hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn và các địa phương cũng kỳ vọng rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chính sách tài chính tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam
16:11'
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
16:01'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước...