Bộ trưởng Tô Lâm trả lời về cấp biển xanh cho doanh nghiệp
Trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 13/8, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã giải đáp nhiều nội dung liên quan đến việc cấp biển xanh cho doanh nghiệp và tình trạng xâm hại trẻ em, nhất là tình trạng xâm hại tình dục đối với trẻ em.
*Cấp biển xanh đúng quy định của Bộ nhưng không đúng trên thực tế
Chất vấn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đặt câu hỏi về việc dư luận bức xúc trước việc Bộ Công an cấp hơn 500 biển số xe 80 (biển xanh) cho doanh nghiệp, vì sao có việc làm này, đến nay đã thu hồi hết chưa, đã xử lý trách nhiệm trường hợp nào chưa?
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, thực hiện Luật Giao thông đường bộ, Bộ Công an đã có thông tư quy định việc đăng ký quản lý các phương tiện giao thông; phân cấp việc quản lý biển số, đăng ký các phương tiện giao thông. Thời gian qua, Bộ đã chủ động phát hiện có một số biển số cấp sai các quy định.
Bộ trưởng nêu rõ: Bộ đã kiểm tra hơn 500 trường hợp này, đa số đều thực hiện đúng các quy định Thông tư của Bộ Công an, đúng thẩm quyền của lãnh đạo Bộ cho phép.
Tuy nhiên, đối chiếu với thực tế, các quy định đó gây sự bức xúc nên Bộ Công an đã thu hồi gần như toàn bộ biển số xe nói trên, chỉ còn khoảng 20 biển số chưa thu hồi được do các đơn vị đã giải tán hoặc xe đã hết thời hạn lưu hành.
Bộ đang truy tìm, tiếp tục thu hồi số biển số xe này. Bộ đã có kiểm điểm đối với các đơn vị, các cá nhân có liên quan, rút kinh nghiệm việc thực hiện không đúng các quy định, khiến dư luận không đồng tình trong việc xử lý các biển số xe này. Hiện nay, việc đăng ký, sử dụng các biển số nề nếp, đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Không đồng tình, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy tranh luận lại, “nếu nói cấp biển số xe đúng quy định của Bộ, tại sao lại thu hồi? Việc thu hồi chưa hết với lý do đơn vị giải thể, tôi nghĩ tài sản đó vẫn còn và có thể chuyển giao cho một đơn vị khác, chiếc xe ô tô đó vẫn lưu hành nhưng vì sao không thu hồi được?”.
Bộ trưởng Tô Lâm thông tin, việc cấp biển xe cho những cơ quan này chưa đúng nhưng lại được thực hiện theo thông tư của Bộ Công an.Trong nội bộ, Bộ Công an đã kịp thời sửa quy định này đưa việc này vào trật tự.
Theo người đứng đầu ngành Công an, hiện còn một số xe tuy được cấp biển số nhưng không thuộc phạm vi lưu hành và một số, đơn vị đăng ký xe đó truy tìm trên thực tế không còn tồn tại.
Bộ đang tiếp tục giao cho các lực lượng tuần tra, kiểm soát phối hợp với lực lượng của Bộ Giao thông Vận tải trong đăng kiểm, không tổ chức đăng ký, đăng kiểm cho những chiếc xe này hoạt động.
Nếu phát hiện ra, thu hồi ngay những xe còn lọt lại chưa đăng ký, chưa thu hồi được. Đây là các giải pháp tích cực để thu hồi triệt để số biển số xe này.
*Xâm hại trẻ em gia tăng
Đề cập đến tình trạng xâm hại trẻ em, đại biểu Bùi Huyền Mai (Hà Nội) chất vấn về đánh giá của Bộ về mức độ nghiêm trọng của tình trạng xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục và vì sao một số vụ xâm hại chỉ khi có ý kiến của lãnh đạo cấp cao hoặc cơ quan báo chí lên tiếng mới giải quyết rốt ráo?
Bộ trưởng Tô Lâm cho hay, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra rất phức tạp và nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.Năm 2017 đã phát hiện hơn 1.500 vụ, giảm 3% so với năm 2016. 6 tháng đầu năm 2018, toàn quốc phát hiện hơn 721 vụ xâm hại trẻ em, trong đó chủ yếu là xâm hại tình dục, chiếm 84%. Nạn nhân bị xâm hại chủ yếu là bé gái, chiếm khoảng 80%.
Đối tượng xâm hại phần lớn chưa có tiền án, tiền sự, chủ yếu là người thân quen với nạn nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Việc đưa tin, bài của các phương tiện đại chúng về các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã đẩy nóng sự việc, khiến gia đình nạn nhân tổn thương trong một thời gian dài. Một số vụ xử lý ban đầu không hợp lý nên gây nghi ngờ với các cơ quan tham gia xử lý vụ việc.
Bộ trưởng cho rằng nguyên nhân chung là do tuyên truyền giáo dục đạo đức hiệu quả chưa cao, sự phối hợp trong quản lý giáo dục trẻ em chưa chặt chẽ. Nhiều gia đình thiếu quan tâm, giáo dục con cái.
Công tác phát hiện, xử lý, việc tiếp nhận, phân loại, xử lý tin báo tố giáo tội phạm chưa kịp thời, kỹ năng thu thập thông tin còn nhiều hạn chế. Việc tố cáo chậm nên công tác khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ còn nhiều khó khăn.
Xâm hại tình dục trẻ em nhạy cảm nên gia đình nạn nhân thường giấu kín, có trường hợp nạn nhân thiếu hợp tác với cơ quan điều tra trong cung cấp chứng cứ.
Hầu hết các vụ xâm hại tình dục trẻ em đều không có nhân chứng trực tiếp, nạn nhân nhỏ tuổi nên khai báo không thống nhất, gây khó khăn cho công tác điều tra, nhiều vụ việc kéo dài đến nay vẫn chưa xử lý được.
Việc đánh giá tài liệu chứng cứ giữa các cơ quan tố tụng nhiều khi không thống nhất dẫn đến nhiều vụ việc kéo dài.
Về giải pháp, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết đã chỉ đạo Công an các địa phương chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành, phòng, chống xâm hại trẻ em; Chấn chỉnh công tác tiếp nhận, xử lý tin tố giác tội phạm xâm hại trẻ em.
Cũng theo Bộ trưởng, không phải khi có lãnh đạo có ý kiến mới quan tâm mà tất cả các vụ việc đều được xem xét, xử lý.
Nhưng trong quá trình xử lý còn nhiều khó khăn, thậm chí có những khó khăn về mặt chủ quan, trong khi xem xét các tình tiết chưa tạo được sự thống nhất giữa các cơ quan tố tụng nên nhiều vụ việc kéo dài. “ Tinh thần là quyết liệt xử lý”, Bộ trưởng Bộ Công an nói.
Chưa thỏa mãn với câu trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) chất vấn, nguyên nhân dẫn đến nạn xâm hại trẻ em tăng đột biến hơn 12% trong 6 tháng đầu năm, trong đó có 84% là xâm hại tình dục trẻ em với câu hỏi đến lúc nào có đủ cơ cấu tổ chức của cơ quan điều tra chuyên trách và trình tự thủ tục xử lý đối với điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, số tăng lên là do Bộ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong khám phá, điều tra, ngăn chặn tội phạm này; sự hợp tác của quần chúng nhân dân và gia đình người bị hại. Số thực tế còn phải tiếp tục đánh giá.
Bộ đã nhiều lần đề nghị Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề xuất có trình tự thủ tục đặc biệt để điều tra tội xâm hại tình dục trẻ em.
Tòa đã có hình thức tòa gia đình, điều tra thân thiện nhưng đối chiếu với quy định của pháp luật, thủ tục điều tra tội phạm này phải được tuân thủ theo trình tự đặc biệt.
Nếu có quy định về trình tự đặc biệt sẽ tháo gỡ được khó khăn trong quá trình điều tra, sớm ngăn chặn, vạch trần được loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Bộ Công an đã hình thành lực lượng điều tra chuyên trách đấu tranh với loại tội phạm này.
Liên quan đến quy trình đặc biệt với điều tra xử lý tin báo và truy tố tội xâm hại tình dục trẻ em, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết với tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như thời gian qua, Ủy ban đã đề nghị là Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì phối hợp với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trên cơ sở những quy định chung của Bộ luật Tố tụng hình sự, ban hành quy trình điều tra đặc biệt đối với loại tội phạm này.
Bộ trưởng Công an đã đồng ý và đề nghị Ủy ban Tư pháp làm trọng tài tham gia cùng làm quy trình này. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy Bộ Công an trình.
Giải đáp, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của nước ngoài và vận dụng phù hợp với thực tế của Việt Nam, Bộ Công an sẽ trao đổi với Viện Kiểm sát và Tòa án để hình thành quy trình điều tra đặc biệt đối với loại tội phạm này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
09:19' - 13/08/2018
Ngày 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Chăn nuôi
14:21' - 10/08/2018
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Chăn nuôi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thường vụ Quốc hội thảo luận về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài
18:31' - 09/08/2018
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo cơ chế chủ động thu hút đầu tư vùng Đông Nam bộ
16:20'
Vùng Đông Nam bộ tiếp tục là điểm sáng về thu hút vốn FDI khi lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu liên tục tiếp đón nhiều đoàn doanh nghiệp lớn vào các ngày cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ “điểm nghẽn” để Thành phố Hồ Chí Minh bước vào kỷ nguyên phát triển mới
15:46'
Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm gỡ các “điểm nghẽn” hiện nay để phát triển nhanh và bền vững, bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng: Chuyến thăm của Quốc vương Norodom Sihamoni góp phần tăng cường tin cậy chính trị Việt Nam-Campuchia
15:45'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia tới Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn
14:26'
Các ngành công nghiệp công nghệ cao; trong đó, có công nghiệp bán dẫn đang ngày càng có vai trò quan trọng và đang trở thành trụ cột kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.