Bộ Xây dựng thị sát việc xây dựng bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung tại Hà Nội
Ngày 3/8, Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Lê Quang Hùng làm Tổ trưởng đã có buổi khảo sát thực tế tại một số khu vực đang triển khai xây dựng bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Cụ thể là tại Bệnh viện dã chiến (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) và Khu tái định cư Đền Lừ III (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai).
Việc xây dựng bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung tại Thành phố Hà Nội cần được thực hiện nhanh chóng để đạt hiệu quả trong việc phân loại và điều trị bệnh nhân. Khảo sát tại Khu tái định cư Đền Lừ III, Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết, hiện nay, tại Hà Nội, các ca F0 chủ yếu được đưa về bệnh viện sẵn có. Tuy nhiên, thời gian tới số ca lây nhiễm có thể tăng nhanh. Vì vậy, Hà Nội cần lên phương án đưa các bệnh nhân nhiễm COVID-19 ra các khu vực bệnh viện dã chiến để các bệnh viện hiện tại điều trị cho bệnh nhân thông thường. Hà Nội cần lên kế hoạch, dự kiến số lượng ca F0 và dự kiến số lượng bệnh viện dã chiến sẽ được thiết lập. Theo Thứ trưởng Lê Quang Hùng, việc tiếp theo cần quan tâm là có bao nhiêu loại hình bệnh viện dã chiến. Sơ bộ hiện đang có một số loại hình như: sử dụng nhà tái định cư, chung cư làm nơi thu dung và điều trị không triệu chứng; sử dụng những công trình sẵn có nhưng mặt bằng trống như nhà thi đấu, trung tâm hội nghị sau đó sẽ sử dụng các vách ngăn trên cùng một mặt bằng. Trường hợp xây mới như bệnh viện dã chiến đang thực hiện ở quận Hoàng Mai là thực hiện trên mặt bằng có sẵn để xây dựng từ đầu. Bệnh viện này chia thành nhiều tầng chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và là nơi chữa trị những bệnh nhân nặng, nguy kịch. Ngoài ra, có thể sử dụng các cơ sở y tế tuyến quận, huyện trường học… “Cần huy động các công trình vốn đầu tư công, công trình vốn đầu tư tư nhân, những nơi cơ sở vật chất sẵn có, hạn chế xây dựng mới để tránh lãng phí cũng như việc tháo dỡ sau khi hết dịch sẽ đỡ phức tạp. Tuy nhiên với những cơ sở vật chất hiện có cũng tồn tại những hạn chế, phát sinh liên quan đến vấn đề phòng cháy chữa cháy, thu gom xử lý rác thải, hạ tầng cấp thoát nước… Đây là những nội dung cần lưu ý khi thực hiện bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung”, Thứ trưởng Lê Quang Hùng nhấn mạnh. Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, để triển khai nhanh cần chú ý thực hiện theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nghị định đã đơn giản hóa các thủ tục, trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp, tạo điều kiện cho các địa phương và phát huy hiệu quả trong thực tế triển khai đầu tư xây dựng cơ sở, công trình phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.Thông tin về cơ sở cách ly tại Khu tái định cư Đền Lừ III, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, đây là cơ sở cách ly, thu dung điều trị người bệnh COVID với quy mô đáp ứng khoảng 1.500 giường bệnh và hiện đã đi vào hoạt động, tiếp nhận các trường hợp F0 từ không triệu chứng đến có triệu chứng nhẹ, theo phân loại của Bộ Y tế.
Khu vực tầng 2, 3, 4 dành cho nhân viên điều hành và nhân viên y tế. Từ tầng 5 trở lên dành cho bệnh nhân. Hệ thống thông tin liên lạc đã được đảm bảo. Vấn đề ăn uống do Bộ Tư lệnh Thủ đô đảm nhiệm và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ thuê 1 đơn vị xử lý rác thải theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn. Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho rằng, mỗi phòng chỉ nên cho số lượng người tối đa như thiết kế căn hộ để đảm bảo phù hợp với nhu cầu vệ sinh cá nhân và phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống dịch của Bộ Y tế. Tại buổi khảo sát, ông Nguyễn Minh Tâm - Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai khẳng định, hiện chính quyền đã tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong dân. Tuy nhiên, đây là tòa nhà tái định cư chuyển đổi công năng nên vị trí rất sát khu vực dân cư xung quanh.Vì vậy, ngay từ ban đầu, UBND quận Hoàng Mai đã đề xuất với các sở, ngành liên quan cần có phương án để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người bệnh cũng như vệ sinh môi trường xung quanh. Thời gian tới, đề nghị Bộ Y tế ban hành quy định cụ thể để đảm bảo khoảng cách cách ly an toàn.
Cùng trong ngày 3/8, Tổ công tác của Bộ Xây dựng đã đến khảo sát việc triển khai xây dựng bệnh viện dã chiến tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai. Công trình do Bệnh viện Đại học Y làm chủ đầu tư và Tập đoàn Delta là đơn vị thi công. Bệnh viện có quy mô 3,5ha, có sức chứa hơn 500 giường bệnh; dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 8/2021. Khảo sát thực tế và ghi nhận báo cáo từ các đơn vị liên quan, Thứ trưởng Lê Quang Hùng đánh giá cao việc thành phố Hà Nội đã chủ động, sáng tạo, thần tốc đầu tư xây dựng các cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian tới, Bộ Xây dựng đề nghị Thành phố Hà Nội tập trung huy động cơ sở, công trình công và tư sẵn có để sẵn sàng thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế việc xây mới. Đây cũng là mô hình được các địa phương quan tâm và áp dụng nhiều trong thực tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Cận cảnh bệnh viện dã chiến đang xây dựng tại Hoàng Mai, Hà Nội
10:35' - 31/07/2021
Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch với quy mô 500 giường đang được khẩn trương xây dựng tại ngõ 587 Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.