Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống các bệnh trong những ngày nắng nóng
Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận khoảng trên 3.000 bệnh nhi đến khám, chủ yếu là các trường hợp mắc các bệnh lý của sốt vi rút, tiêu chảy, viêm đường hô hấp...
Còn tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, chỉ trong hai ngày nắng nhất tại Hà Nội, lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám đã gia tăng; mỗi ngày, trung bình có khoảng 300 lượt bệnh nhân; các trường hợp đến khám chủ yếu mắc các bệnh về đường hô hấp, tai biến mạch máu não…
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, nắng nóng còn kéo dài, nhiệt độ lên cao trong 2 ngày tới nên nguy cơ bị sốc nhiệt rất dễ xảy ra với những người phải đi ngoài đường.
Theo các bác sỹ, sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi nhưng người trẻ cũng dễ gặp.
Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, ngất xỉu và lả nhiệt (kiệt sức vì nóng) nhưng sốc nhiệt cũng có thể không có dấu hiệu báo trước.
Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài.
Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm: buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê.
Sốc nhiệt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nếu không uống đủ nước, người mắc bệnh mãn tính hoặc những người uống quá nhiều bia, rượu.
Trước tình hình trên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra mồ hôi nhiều nếu không được bù nước đầy đủ sẽ gây mất nước, điện giải; đồng thời, nếu bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp dễ gây bị nhiễm lạnh.
Đặc biệt, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn cũng là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp.
Ngoài ra, môi trường nắng nóng là điều kiện rất thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, lây lan và gây bệnh như: sốt do vi rút, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh viêm da do tụ cầu…
Để chủ động phòng bệnh, người dân không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để quạt thổi trực tiếp gần vào người để phòng bệnh đường hô hấp.
Mọi người nên ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, tăng cường ăn hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Đồng thời, người dân cần tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Các gia đình nên thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh...
Tin liên quan
-
Dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết hai ngày tới: Nắng nóng tiếp tục tiếp diễn, nhiều nơi trên 40 độ C
06:53' - 04/06/2017
Dự báo thời tiết hai ngày tới, nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt sẽ tiếp tục xảy ra ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 37-40 độ.
-
Kinh tế & Xã hội
“Muôn hình vạn trạng” của người dân Thủ đô đối phó với nắng nóng
20:10' - 03/06/2017
Hôm nay dưới cái nắng nóng ngoài trời ở Hà Nội lúc cao điểm đo được tới gần 50 độ C, đợt nắng đầu tiên của mùa hè năm nay được các nhà dự báo khí tượng thủy văn cho rằng hơn 40 năm mới xảy ra.
-
Đời sống
Những loại nước giải nhiệt nên uống trong ngày nắng nóng
17:33' - 03/06/2017
Mùa hè nắng nóng, thời tiết Hà Nội những ngày này lên đến hơn 40 độ. Nhiệt độ cao khiến nhiều người mỏi mệt và mất nước. Vì vậy, những ly nước giải nhiệt sẽ giúp cơ thể chúng ta cân bằng lại.
-
Tin ảnh
Người dân Hà Nội chật vật trong đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu hè
14:21' - 03/06/2017
Nắng nóng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân Thủ đô, muôn kiểu chống nắng đã được người dân áp dụng để chống lại với cái nắng gay gắt ngày hè.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM công bố điểm chuẩn năm 2022
11:30'
Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM (trực thuộc Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố chính thức chi tiết điểm chuẩn xét tuyển đại học dựa vào hai phương thức.
-
Đời sống
Anh: Xu hướng lựa chọn thực phẩm đông lạnh cho thời "bão giá"
08:35'
Người dân Anh đang có xu hướng lựa chọn và tìm kiếm các loại thực phẩm đông lạnh giá rẻ nhằm thích ứng với chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng và tránh lãng phí.
-
Đời sống
Những người có mùi cơ thể tương đồng dễ kết bạn với nhau
08:00' - 29/06/2022
Theo một nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí Science Advances, những người có mùi cơ thể giống nhau có nhiều khả năng gắn kết với nhau hơn.
-
Đời sống
Đào Minh Tuyến - người góp phần làm đẹp thêm văn hóa thợ điện
17:37' - 28/06/2022
Đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, nhưng những người thợ điện Mường Khương – Lào Cai vẫn vội vã lao vào cuộc chiến với thiên tai để thắp lên ánh sáng.
-
Đời sống
Du lịch Quảng Ninh, ăn uống ở đâu để tránh quá tải?
16:12' - 28/06/2022
Từ đầu tháng 6 trở lại đây, bình quân trong 2 ngày cuối tuần, tỉnh Quảng Ninh đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch, tập trung chủ yếu ở các điểm du lịch nổi tiếng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, đa dịch vụ.
-
Đời sống
Chặng 2 giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ IX thu hút hàng trăm tay đua khắp cả nước
13:49' - 28/06/2022
Vừa qua, hàng trăm tay đua đến từ khắp các tỉnh thành đã có mặt từ rất sớm để tham gia tranh tại tại chặng thi đấu thứ 2 của Giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ IX năm 2022.
-
Đời sống
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
11:29' - 28/06/2022
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi vằn truyền.
-
Đời sống
Sốt xuất huyết giai đoạn nào nguy hiểm nhất?
11:16' - 28/06/2022
Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn.
-
Đời sống
Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần biết
10:37' - 28/06/2022
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong.