Boeing thêm khó khăn khi 30.000 lao động đình công
Ngày 13/9, người lao động tại các nhà máy của hãng sản xuất máy bay Boeing ở Bờ Tây nước Mỹ đã đình công, khiến hoạt động sản xuất dòng máy bay bán chạy nhất bị đình trệ, trong lúc hãng đối mặt với tình trạng sản xuất chậm trễ và khối nợ lớn.
Đây là cuộc đình công đầu tiên của người lao động kể từ năm 2008, khi Boeing đang chịu sự giám sát chặt chẽ của các nhà chức trách Mỹ và những khách hàng sau sự cố bung cửa sổ và một mảng lớn trên thân máy bay Boeing 737 MAX hồi tháng 1/2024. Lần gần nhất công nhân Boeing đình công là năm 2008. Cuộc đình công kéo dài 52 ngày khiến hãng mất khoảng 100 triệu USD doanh thu mỗi ngày. Gần 30.000 người lao động của Boeing thuộc Hiệp hội thợ máy và người lao động hàng không vũ trụ quốc tế (IAM) đã bỏ phiếu đồng ý đình công. Nhóm này hiện lắp ráp Boeing 737 MAX, 777 và 767 tại nhà máy ở Seattle và Portland. Người lao động của Boeing không hài lòng với thỏa thuận sơ bộ mà các lãnh đạo IAM đạt được với Boeing đầu tuần này. Thỏa thuận sơ bộ gồm tăng 25% lương, thưởng 3.000 USD sau khi ký hợp đồng lao động và cam kết lắp ráp máy bay thương mại kế tiếp của Boeing ở Seattle. Tuy nhiên, nhiều người muốn tăng 40% lương như đề xuất ban đầu và lấy lại khoản thưởng hàng năm bị cắt. Các vấn đề của Boeing hiện nay đã khiến giá cổ phiếu của hãng giảm mạnh và dẫn đến sự thay đổi người lãnh đạo. Tân Giám đốc điều hành (CEO) Robert "Kelly" Ortberg phải đối mặt với vấn đề quản lý lao động chỉ vài tuần sau khi được bổ nhiệm để đưa Boeing thoát khỏi những vấn đề hiện tại, gồm khủng hoảng an toàn bay, sản xuất chậm trễ và số nợ lên đến 60 tỷ USD.Trong thư gửi người lao động hai ngày trước, ông Ortberg cho biết việc đình công "khiến quá trình hồi phục của hãng gặp nguy hiểm, làm xói mòn thêm niềm tin của khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng tự quyết định tương lai của hãng.
Boeing khẳng định sẵn sàng vào bàn đàm phán thỏa thuận mới. Từ đầu năm 2024 đến nay, giá cổ phiếu Boeing đã giảm 36%. Cuộc đình công lần này khiến hãng thêm khó khăn. Nếu kéo dài, không chỉ Boeing bị thiệt hại tài chính mà các hãng hàng không đang chờ nhận máy bay và nhà cung cấp linh kiện của Boeing cũng chịu ảnh hưởng. Nghiên cứu của TD Cowen cho biết nếu cuộc đình công kéo dài 50 ngày, hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới có thể thiệt hại 3-3,5 tỷ USD. CEO Air India Campbell Wilson cho biết từ trước khi cuộc đình công diễn ra, việc giao Boeing 737 MAX đã có dấu hiệu chậm trễ, sau sự cố máy bay của Alaska Airlines bung thân hồi tháng 1/2024. Hai hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings và Moody’s đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Boeing xuống gần mức "không khuyến nghị đầu tư". Trước đó, Boeing cho biết đã nhận được tổng đơn đặt hàng cho 72 máy bay mới trong tháng 7/2024, so với con số 59 máy bay của Airbus. Phần lớn số đơn hàng này đến từ các công ty cho thuê máy bay, trong đó có dòng máy bay 737 Max của Boeing. Và nhiều đơn hàng liên quan đến Triển lãm Hàng không Farnborough vào tháng 7/2024, nơi diễn ra nhiều giao dịch mua bán máy bay thương mại. Tuy nhiên, con số khả quan nói trên vẫn rất khiêm tốn so với những gì mà Boeing đã đạt được trong năm ngoái. Lượng đơn hàng của Boeing đã giảm mạnh kể từ sau vụ bung cửa máy bay của Alaska Airlines vào đầu năm nay. Số đơn hàng tháng 7 đã đưa tổng số đơn hàng trong năm của Boeing lên 228 máy bay thương mại. Trừ đi các đơn hàng bị hủy, Boeing chỉ có 186 đơn hàng ròng trong giai đoạn từ tháng 1-7/2024. Con số này thấp hơn nhiều so với 579 đơn hàng mà “ông lớn” này nhận được trong cùng kỳ năm 2023, và cũng đứng sau các mức 386 tổng đơn hàng và 367 đơn hàng ròng mà Airbus ghi nhận trong năm nay tính đến hết tháng 7. Mới đây, Boeing cũng cho biết đã giao 43 máy bay cho khách hàng trong tháng 7/2024, bằng với số lượng tháng 7/2023 và giảm nhẹ so với 44 máy bay được bàn giao trong tháng 6/2024. Tuy nhiên, số máy bay được giao trong năm nay đã giảm 29% so với cùng kỳ năm 2023, chỉ đạt 218 máy bay thương mại. Trong khi đó, Airbus đã giao 400 máy bay trong giai đoạn từ tháng 1-7/2024. Đầu tháng 8/2024, Boeing cho biết có kế hoạch thực hiện các thay đổi thiết kế để ngăn chặn sự cố cửa thoát hiểm bị bung ra giữa không trung tương tự như vụ việc xảy ra trên chuyến bay 737 MAX 9 của Alaska Airlines vào tháng 1/2024. Vụ việc đó đã đẩy nhà sản xuất máy bay của Mỹ vào một cuộc khủng hoảng lớn thứ hai trong những năm gần đây. Bà Elizabeth Lund, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách chất lượng của Boeing, cho biết nhà sản xuất máy bay đang nghiên cứu các thay đổi thiết kế mà họ hy vọng sẽ triển khai trong năm nay và sau đó sẽ trang bị lại cho toàn bộ đội máy bay. Trong phiên điều trần của Ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) kéo dài hai ngày tại Washington, bà Lund nói: "Chúng tôi đang nghiên cứu một số thay đổi thiết kế sẽ cho phép phích cắm cửa không thể đóng nếu có bất kỳ vấn đề gì cho đến khi nó được bảo đảm chắc chắn". Lời bình luận của bà Lund được đưa ra sau những câu hỏi về lý do tại sao Boeing không sử dụng một loại hệ thống cảnh báo cho phích cắm cửa mà nhà sản xuất máy bay sử dụng trên các cửa thông thường, gửi cảnh báo nếu nó không được bảo đảm an toàn. Vụ việc đã làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của Boeing và dẫn đến việc dòng máy bay MAX 9 bị cấm bay trong hai tuần, Cục Hàng không Liên bang (FAA) ban hành lệnh cấm Boeing mở rộng sản xuất, tiến hành một cuộc điều tra hình sự và buộc một số giám đốc điều hành chủ chốt của hãng này phải từ chức. Boeing đã cam kết thực hiện các cải tiến chất lượng quan trọng. Theo báo "The National News" của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hãng hàng không Qatar Airways của Qatar (Ca-ta) ngày 23/7 đã đặt mua thêm 20 máy bay thân rộng Boeing 777X với tổng trị giá 8,8 tỷ USD theo giá niêm yết, nâng tổng số máy bay dòng 777X mà hãng này đặt hàng lên 94 chiếc. CEO của Qatar Airways, ông Badr Mohammed Al-Meer khẳng định: "Qatar Airways là công ty dẫn đầu trong ngành hàng không, với một phi đội máy bay mới và hiện đại. Với quyết định mở rộng đơn hàng mua Boeing 777X, chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại các dịch vụ tốt nhất cho hành khách của Qatar Airways". Theo báo cáo mới nhất của Qatar Airways, hãng này đã đạt lợi nhuận ròng kỷ lục 1,7 tỷ USD trong tài khóa 2023-2024, với tổng doanh thu ghi nhận 22,2 tỷ USD, tăng 6% so với tài khóa trước. Tính đến nay, Qatar Airways đã đặt mua tổng cộng 60 chiếc máy bay chở khách Boeing 777-9 và 34 máy bay vận tải Boeing 777-8. Trước đó, CEO của Qatar Airways cho hay hãng đã thảo luận với tập đoàn sản xuất máy bay Airbus của châu Âu và Boeing về các đơn đặt hàng máy bay thân rộng. Mẫu máy bay 777X của Boeing đã bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm vào đầu tháng 7/2024. Mẫu máy bay này dự kiến sẽ được cấp giấy chứng nhận đưa vào sử dụng trong năm 2025, muộn hơn 5 năm so với kế hoạch.- Từ khóa :
- Boeing
- đình công
- hãng sản xuất máy bay Boeing
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Hàn Quốc kêu gọi nhân viên y tế hủy kế hoạch đình công
11:42' - 27/08/2024
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo đã kêu gọi các y tá và nhân viên y tế trên toàn quốc hủy bỏ kế hoạch đình công trong tuần này.
-
Kinh tế & Xã hội
Công nhân đường sắt Canada tiếp tục đình công
08:33' - 24/08/2024
Công đoàn Teamsters Canada Rail Conference (TCRC) tuyên bố sẽ ra thông báo đình công mới trong vòng 72 giờ tới.
-
Kinh tế Thế giới
Ngừng đình công tại mỏ đồng lớn nhất thế giới
17:17' - 17/08/2024
Ngày 16/8, công nhân tại mỏ đồng Escondida ở Chile, mỏ đồng lớn nhất thế giới, đã dừng đình công sau khi đạt được thỏa thuận về lương với tập đoàn khai thác mỏ khổng lồ BHP của Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Indonesia với các nước Nam và Trung Á
20:19'
Ngày 7/10, Diễn đàn doanh nghiệp Indonesia-Nam và Trung Á (INASCA) 2024 đã diễn ra tại Jakarta nhằm tăng cường kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp Indonesia với các nước khu vực Nam và Trung Á.
-
Doanh nghiệp
Liên kết để vượt qua thách thức
07:35'
Tối 6/10, tại Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Chương trình kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 – 13/10/2024).
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến Munich (Đức)
14:36' - 06/10/2024
Sau chuyến bay ngày 5/10, Vietnam Airlines sẽ khai trương tiếp đường bay từ Tp. Hồ Chí Minh đến Munich với chuyến bay mang số hiệu VN33 vào ngày 7/10.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines và Safran Seats hợp tác kết nối internet trên máy bay
11:25' - 06/10/2024
Đây là bước tiến mới trong 30 năm hợp tác giữa Vietnam Airlines và Safran Seats, khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững giữa hai bên.
-
Doanh nghiệp
Nghĩa tình người Dầu khí – Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo
10:43' - 06/10/2024
Với văn hóa “nghĩa tình”của người Dầu khí, tinh thần tương thân tương ái, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) luôn đi đầu trong tham gia xây nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo.
-
Doanh nghiệp
Hãng lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới đạt doanh thu cao kỷ lục
10:05' - 06/10/2024
Hãng Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) vừa công bố đạt doanh thu quý III/2024 cao kỷ lục, nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với dòng máy chủ có trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Doanh nghiệp
Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn của BSR ở mức “BB+” với “triển vọng ổn định”
09:35' - 06/10/2024
Tổ chức Fitch Ratings vừa công bố Báo cáo đánh giá xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn (IDR) năm thứ 2 của CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã chứng khoán: BSR) với mức “BB+” với “Triển vọng ổn định”.
-
Doanh nghiệp
Đoàn giám sát của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm việc tại BSR
08:51' - 06/10/2024
Tuần qua, Đoàn giám sát của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do Thành viên HĐTV Bùi Minh Tiến làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).
-
Doanh nghiệp
PC Thanh Hóa: Nhiều giải pháp giảm sự cố đường dây trung áp
08:57' - 05/10/2024
Để giảm đảm bảo cấp điện Tết nguyên Đán và hè năm 2025, Công ty Điện lực Thanh Hóa sẽ khắc phục toàn bộ tồn tại khiếm khuyết trên tất cả các đường dây trung áp và phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2024.