BoJ có thể giảm bớt quy mô khoản tiền gửi chịu lãi suất âm
Các nguồn thạo tin mới đây cho biết Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể điều chỉnh hệ thống tiền gửi phân cấp tại cuộc xem xét chính sách vào tuần tới, với mục tiêu đưa một phần lớn hơn trong kho dự trữ ra khỏi lãi suất âm.
Phó Thống đốc BoJ Masayoshi Amamiya cho biết một trong những mục tiêu chính của cuộc rà soát là giảm thiểu tác động mà lãi suất âm gây ra đối với lợi nhuận của các tổ chức tài chính. Đồng thời, BoJ muốn xóa đi quan niệm trên thị trường rằng ngân hàng trung ương này không còn cân nhắc việc tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Một trong những nguồn tin cho biết điều chỉnh hệ thống phân cấp là một trong những cách hiệu quả để đối phó với những tác động phụ của lãi suất âm. Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi hai nguồn tin khác.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách sửa đổi thành phần của hệ thống ba cấp thuộc BoJ, vốn đang áp dụng lãi suất lần lượt -0,1% cho một nhóm quỹ nhỏ, 0% cho phần khác và 0,1% cho phần còn lại của quỹ dự trữ.
Ngoài ra, các nguồn tin cho biết BoJ cũng có thể đưa ra các biện pháp bổ sung để giảm bớt căng thẳng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi họ thực sự cắt giảm lãi suất.
Với chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), BoJ áp dụng lãi suất -0,1% đối với một phần dự trữ được gửi tại ngân hàng, đồng thời định hướng lợi suất trái phiếu 10 năm về 0% để tái cấu trúc nền kinh tế.
BoJ sẽ tiến hành xem xét các công cụ của mình, bao gồm YCC tại cuộc họp ngày 18-19/3. Mục tiêu chính của cuộc họp là đưa chương trình kích thích của họ "bền vững và hiệu quả hơn", khi đại dịch COVID-19 đang kéo dài thời gian ngân hàng trung ương này cần tiêu tốn để đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
Tại cuộc họp, BoJ cũng sẽ tranh luận về các cách để “thổi sự sống” trở lại cho thị trường trái phiếu đã “ngủ đông”. Dù vậy, các nguồn tin cho biết ưu tiên sẽ là giữ chi phí đi vay ở mức thấp ổn định để bảo vệ một nền kinh tế yếu ớt.
Bên cạnh đó, tại họp tới, BoJ có thể lần đầu tiên sẽ tiết lộ những nghiên cứu về hoạt động mua quỹ hoán đổi danh mục (ETF) của họ ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế và giá cả.
Như một động thái tạm thời để chống lại tác động từ đại dịch COVID-19, BoJ cam kết mua vào ETF với tốc độ hàng năm lên đến 12.000 tỷ yen. BoJ cũng lưu ý cam kết mua khoảng 6.000 tỷ yen/năm khi thị trường ổn định./.
>>Chính sách của BoJ tác động đến các hoạt động đầu tư bền vững
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Canada duy trì lãi suất siêu thấp bất chấp nền kinh tế có dấu hiệu “nóng” lên
08:50' - 11/03/2021
Đối mặt với làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 và các biện pháp nhằm hạn chế virus lây lan, nền kinh tế Canada đang chứng tỏ sức phục hồi tốt hơn so với dự đoán.
-
Ngân hàng
Sự dịch chuyển của dòng tiền khi lãi suất giảm
16:12' - 10/03/2021
Vàng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… hay kênh đầu tư nào sẽ hút dòng tiền khi lãi suất ngân hàng đang ở mức rất thấp?
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Đồng ruble của Nga tăng lên mức cao nhất nhiều năm so với euro và USD
20:25' - 20/05/2022
So với đồng USD, ruble đã tăng hơn 4% trong phiên 20/5, lên 59,10 ruble/USD, sau khi chạm mức 57,0750 ruble/USD, mức chưa từng thấy kể từ cuối tháng 3/2018.
-
Ngân hàng
Nhiều chương trình thiết thực hưởng ứng “Ngày không tiền mặt 2022”
17:30' - 20/05/2022
Ngày 20/5 tại Tp. Hồ Chí Minh, Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước phối hợp báo Tuổi trẻ tổ chức Họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng “Ngày không tiền mặt 2022”.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần hỗ trợ phát triển, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo
14:56' - 20/05/2022
Hơn 7 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tín dụng chính sách đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.
-
Ngân hàng
Quản lý chặt việc vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
11:31' - 20/05/2022
Các đơn vị, bộ, ngành đang góp ý dự thảo Thông tư quy định điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Theo đó, dự kiến sẽ quản lý điều kiện vay nước ngoài chặt chẽ hơn.
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 20/5
08:41' - 20/05/2022
Sáng nay, giá USD tăng nhẹ còn đồng Nhân dân tệ (NDT) tăng mạnh.
-
Ngân hàng
ECB thắt chặt chính sách tiền tệ có thể là cú sốc lớn với Italy
07:37' - 20/05/2022
Việc ECB sắp chuyển sang lập trường chính sách tiền tệ hạn chế hơn có thể sẽ làm tài chính công của Italy tổn hại thêm.
-
Ngân hàng
Shinhan Việt Nam ra mắt hệ thống “Bank-In-Bank”
09:49' - 19/05/2022
Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam vừa ra mắt “Future Bank Group” dưới hình thức “Bank-In-Bank”.
-
Ngân hàng
Bản Việt triển khai nộp, rút tiền mặt bằng CCCD tại hệ thống Digimi+
09:20' - 19/05/2022
Ngân hàng Bản Việt chính thức triển khai hệ thống ngân hàng tự động Digimi+, nổi bật với tính năng nộp/rút tiền mặt bằng Căn cước công dân (CCCD).
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 19/5
08:48' - 19/05/2022
Sáng nay, giá USD tăng nhẹ và đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm.