BoK cần tập trung vào các nỗ lực nhằm ổn định giá cả
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) mới được đề cử Rhee Chang-yong ngày 17/4 nhận định Hàn Quốc sẽ vẫn đối mặt với áp lực lạm phát cao trong thời gian dài và BoK cần tập trung vào các nỗ lực nhằm ổn định giá cả.
Liên quan đến câu hỏi của một nhà lập pháp về định hướng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, ông Rhee Chang-yong cho biết: Áp lực lạm phát có thể sẽ tồn tại trong một thời gian dài trong khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi. BoK mong muốn thúc đẩy sự ổn định giá cả bằng cách điều chỉnh lập trường chính sách phù hợp.
Ngày 14/4, BoK đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,25 điểm phần trăm lên 1,5%. Đây là lần tăng lãi suất thứ tư kể từ tháng 8/2021 nhằm kiềm chế lạm phát và nợ hộ gia đình cao. Giá tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng Ba lần đầu tiên ghi nhận mức tăng hơn 4% trong hơn 10 năm do giá dầu thô và các mặt hàng khác tăng vọt trước ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Theo ông Rhee Chang-yong, chính phủ và BoK cần phối hợp chặt chẽ để điều phối các chính sách tài khóa và tiền tệ, trong bối cảnh Chính phủ Hàn Quốc sắp tới dự định thúc đẩy một gói ngân sách bổ sung - yếu tố có khả năng sẽ khiến lạm phát tăng lên. Cũng trong ngày 17/4, BoK công bố một báo cáo nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương cần "tích cực" tận dụng chính sách tiền tệ như một công cụ để giảm lạm phát vào thời điểm giá tiêu dùng đang ngày càng tăng do gián đoạn chuỗi cung ứng, giá hàng hóa cao và chi tiêu tiêu dùng phục hồi. Báo cáo của BoK nhấn mạnh, với áp lực lạm phát đang lan rộng theo mọi hướng và triển vọng lạm phát sẽ tiếp tục tăng, BoK cần điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng giảm bớt những lo ngại về lạm phát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn.Báo cáo phân tích các lựa chọn chính sách khác nhau mà các quốc gia lớn đã thực hiện để ứng phó với tình trạng giá hàng hóa tăng cao sau cú sốc dầu mỏ vào những năm 1970.
Cụ thể, Đức đã kết hợp chính sách thắt chặt tiền tệ và mở rộng các gói tài khóa dựa trên quan điểm cho rằng lạm phát kéo dài là do ngân hàng trung ương đã “bơm” một lượng lớn tiền vào nền kinh tế.Trong khi đó, Mỹ và Anh lại đồng thời nới lỏng cả chính sách tài khóa và tiền tệ vì quan chức những nước này cho rằng nguyên nhân của lạm phát chủ yếu là do chi phí cao.
Kết quả là Mỹ và Anh tiếp tục đối mặt với những thách thức kinh tế vĩ mô như lạm phát và thất nghiệp ở mức cao vào đầu những năm 1980 sau khi cú sốc dầu mỏ kết thúc, nhưng Đức ghi nhận tình hình kinh tế tương đối thuận lợi khi tình trạng lạm phát và thị trường việc làm trở nên ổn định.
Theo báo cáo của BoK, tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ duy trì lâu hơn so với dự kiến ban đầu, giá nguyên liệu thô trên thị trường quốc tế đang tăng mạnh trong bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt. Các biện pháp phòng chống COVID-19 chặt chẽ của Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại rằng sự gián đoạn nguồn cung sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài.Cùng lúc đó, áp lực từ phía cầu đối với lạm phát cũng sẽ gia tăng do tiêu dùng trong nước đang có dấu hiệu phục hồi khi Hàn Quốc bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh./.
>>>Cung tiền của Hàn Quốc duy trì mức tăng hai con số trong tháng Hai
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Giới chuyên gia dự báo lãi suất cơ bản của BoK sẽ lên mức 2%
09:00' - 17/04/2022
Các nhà phân tích Hàn Quốc dự báo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) sẽ đạt 2% vào cuối năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Các chuyên gia nhận định gì trước cuộc họp chính sách của BoK
19:54' - 12/04/2022
BoK sẽ tổ chức một cuộc họp về chính sách tiền tệ vào ngày 14/4. Trong tháng 2/2022, BoK đã giữ nguyên lãi suất ở mức 1,25% sau khi tăng tổng cộng 75 điểm cơ bản kể từ tháng 8/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Goldman Sachs: Thuế quan thúc đẩy xu hướng chính sách tiền tệ nới lỏng
07:45'
Ngân hàng Goldman Sachs vừa điều chỉnh dự báo về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ đặt ECB vào thế khó
13:34' - 01/04/2025
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chuẩn bị đối mặt với những bất ổn kinh tế mới khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp đặt một loạt thuế quan mới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Nhà đầu tư tiền số nữ trên 50 tuổi ngày càng tăng
07:00' - 01/04/2025
Mặc dù chỉ có 14.000 nhà đầu tư nữ ở độ tuổi 40 có tài sản tiền điện tử trên 100 triệu won, nhưng hơn 20.000 nhà đầu tư nữ ở độ tuổi 50 đã tích lũy được tài sản ở mức đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan đảm bảo ổn định tài chính sau động đất tại Myanmar
16:01' - 31/03/2025
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Roong Mallikamas cho biết các tổ chức tài chính vẫn cung cấp dịch vụ như thường lệ cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mà không bị gián đoạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tăng vốn giữa áp lực lợi nhuận giảm và nợ xấu gia tăng
07:00' - 31/03/2025
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng sau khi ban hành một loạt các chính sách kích thích, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và lãi suất chính sách.
-
Tài chính & Ngân hàng
EIB tài trợ 110 triệu USD giúp Chile đẩy nhanh chuyển đổi xanh
09:53' - 30/03/2025
Khoản đầu tư này được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế Chile, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Italy gặp khó trong giải ngân quỹ phục hồi COVID-19 của EU, chi tiêu mới đạt 45%
11:06' - 29/03/2025
Italy hy vọng sẽ thấy sự thúc đẩy kinh tế lớn từ các khoản hỗ trợ của EU, nhưng nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng 0,7%/năm trong 2 năm qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng
13:26' - 28/03/2025
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo tiền đề phát triển ở mức hai con số trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Kẻ ngược dòng" xu hướng chính sách tiền tệ trên thế giới
09:17' - 28/03/2025
Banxico cảnh báo hoạt động kinh tế của Mexico dự báo sẽ suy yếu trong quý I/2025 do môi trường bất ổn và căng thẳng thương mại gây rủi ro suy giảm kinh tế đáng kể.