Bốn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng "tỷ USD"
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, đặc biệt là từ khi gia nhập WTO.
Cạnh tranh ngày càng gay gắt
Xuất khẩu chính ngạch vẫn là kênh cơ bản giúp tiêu thụ nông sản của Việt Nam. Hai năm 2013 và 2014, xuất khẩu nông sản đều đạt xuất siêu.
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 3,49%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra và cao hơn nhiều so với năm 2013.
Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 31 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013 (8,5 tỷ USD), tiếp tục là lĩnh vực tạo ra giá trị thặng dư cao với 9,5 tỷ USD.
Trong đó, có 10 mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD: đứng đầu là gỗ và các sản phẩm gỗ với 6,54 tỷ USD, tăng 12,7%.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
(*Nguồn: Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan )
Giá trị tôm xuất khẩu đạt tới 4 tỷ USD và trở thành mặt hàng có giá trị chiếm 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của năm 2014 (xuất nhiều nhất sang Mỹ).
Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 3,62 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 33,2% về giá trị so năm trước; Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ lớn nhất, Bỉ là thị trường có tốc độ tăng mạnh nhất.
Tiếp đến là gạo, hạt điều, Cao su và cá tra (xuất khẩu mạnh sang Mỹ và EU).
Biểu đồ 3:Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam
(* Nguồn: FAO, http://unstat.un.org/unsd/default.htp)
Khối lượng xuất khẩu tiêu đạt khoảng 158.000 tấn với giá trị 1,2 tỷ USD, tăng 19,3% về khối lượng và tăng 35,9% về giá trị; Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt Nam là Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Hà Lan.
Cuối cùng là sắn xuất khẩu đạt 3,3 triệu tấn với giá trị 1,12 tỷ USD, tăng 5,4% về khối lượng và 2,6% về giá trị.
Bước sang năm 2015, khi cánh cửa hội nhập rộng mở, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu Thế giới về các mặt hàng như: gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, hạt điều, sắn, trái cây, đồ gỗ và các sản phẩm thủy sản…
Để duy trì tốc độ tăng trưởng hướng đến xuất khẩu 32 tỷ USD trong năm 2015 và có những bước đi chắc chắn trên thị trường quốc tế, các sản phẩm nông sản Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về quy cách, chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã phải đa dạng, giá thành hợp lý, đồng thời cũng phải đảm bảo khâu cung ứng kịp thời cho nhà nhập khẩu…
Nông nghiệp Việt Nam cần đổi mới và mở rộng đầu tư trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp cũng như nâng cao năng lực cho nông dân để họ có thể tự tổ chức sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao.
Trước bối cảnh hội nhập sâu rộng trong năm 2015, nông sản Việt sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt khi những quy định về cắt giảm thuế suất của 8 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và sẽ tham gia bao gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA), FTA Asean – Hàn Quốc, FTA Asean – Ấn Độ, FTA Asean – Úc/New Zealand, FTA Asean – Nhật Bản và FTA Việt Nam – Nhật Bản, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... chính thức được áp dụng.
Khi tham gia vào FTA, Việt Nam sẽ trải qua hai lộ trình giảm thuế là 2015 và năm 2020. Bắt đầu từ năm 2015, gần nhất là ngày 29/5 Liên minh kinh tế Á - Âu đã chấp nhận thuế suất bằng 0% đối với toàn bộ mặt hàng thủy sản của Việt Nam; trong khối ASEAN, có tới 93% thuế được đưa về 0% khi các nước nhập khẩu vào Việt Nam và ngược lại; 7% thuế còn lại đến năm 2018 đưa về 0%, với các thị trường Mỹ và châu Âu, đến năm 2020 các mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu cũng đưa về mức thuế 0%.
Giai đoạn từ nay đến 2020, mục tiêu cần hướng tới là: cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản: Nông nghiệp 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33,3%; Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3,5 - 4%/năm; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4,3 - 4,7%/năm; Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thủy sản 11 tỷ USD; Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng;...
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản
- Xuất khẩu chính ngạch, mở rộng thị trường:
Thời gian qua, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao khoảng trên 30%/năm, nhưng lại bị phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống lớn như Trung Quốc (32%), Nhật Bản (5%), Hàn Quốc (4%), Đài Loan (2%), Thái Lan, Singapore, Malaysia...
Khi các Hiệp định đàm phám được ký kết hướng sang các thị trường mới, đã có hàng nghìn tấn thanh long, chôm chôm, nhãn, xoài được xuất sang 4 thị trường khó tính là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand; Nhãn lồng và vải quả sang Bắc Mỹ; Vải thiều sang Pháp; Xoài, thanh long, vải sang Australia. Hàn Quốc tiếp tục nhập khẩu vú sữa, chuối xiêm, ớt, mít, các mặt hàng khác như bí đỏ, su su, thanh long ruột đỏ, mật ong, riêng tôm đạt quota 10.000 tấn… cũng đang và sẽ có mặt nhiều hơn nữa trong hệ thống siêu thị Emart.
Bưởi da xanh Việt Nam cũng được các doanh nghiệp tại Séc, Hà Lan, Australia, Canada đặt hàng với số lượng lớn.
Kim ngạch xuất khẩu sang các nước EU chiếm giá trị không lớn, chỉ có Hà Lan với kim ngạch 30 triệu đô la Mỹ.
Thị trường khu vực Trung Đông với tổng kim ngạch đạt 20,7 triệu USD, Ả-rập Xê-út là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 9,0 triệu USD, đặc biệt là các loại hoa, cây cảnh và trái cây, tiếp đến là Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) với kim ngạch 7,5 triệu USD.
Hai thị trường này chiếm gần 80% xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước vùng Vịnh (GCC).
- Cung cấp thông tin: Ngoài việc chủ động tìm kiếm thị trường mới cho nông sản, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại ký kết hợp đồng thông qua các Hội chợ Thương mại Expo, cung cấp thông tin thị trường, thông tin trên trang Web, cộng với các phương tiện thông tin đại chúng về từng sản phẩm để các doanh nghiệp chủ động; tổ chức các hoạt động như khuyến nông, tổ chức hội nghị khách hàng mỗi năm nhằm đưa thông tin thị trường đến người sản xuất.
- Thay đổi các chính sách theo hướng thu hút thêm ngày càng nhiều doanh nghiệp, Tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu nông sản Việt. Hỗ trợ thủ tục thông quan và thanh toán hợp đồng qua các Ngân hàng Thương mại.
Cần nhiều sự kết nối giữa người nông dân với các doanh nghiệp thu mua và tiêu thụ ra thị trường nên trước mắt cần làm tốt khâu chất lượng, các yêu cầu VietGap, Gloabal Gap phải nhân rộng thời gian tới, vì không chỉ Mỹ, Australia mà còn là yêu cầu với các thị trường xuất khẩu khác.
Thận trọng và có biện pháp chế tài xử lý những nông sản nhập khẩu (mập mờ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo về chất lượng đang gắn mác nông sản trong nước thậm chí được bán với giá cao) tạo sự cạnh tranh lành mạnh.
- Về lâu dài các Bộ, ngành liên quan cần quy hoạch các vùng trồng rau quả cho hợp lý hơn. Có sự điều phối theo nhu cầu xuất nhập khẩu của thị trường.
Đặc biệt, cần hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp chế biến hoa quả, ứng dụng công nghệ cao, các kỹ thuật tiên tiến từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản chất lượng nông sản bằng ozon, ion âm, sản phẩm nông sản sấy khô sử dụng công nghệ hiện đại như sấy FD, chân không..., đóng hộp; phát triển hạ tầng cửa khẩu rộng hơn, thậm chí còn có thể tính đến có kho bảo quản cho nông sản tại khu vực cửa khẩu…/.
Trương Kim Thoa - Viện Kinh tế Tài chính
Tin liên quan
-
Kinh tế số
Gian nan xuất khẩu nông lâm thủy sản
19:35' - 06/10/2015
Với tiến độ xuất khẩu như hiện nay dự kiến kế hoạch xuất khẩu của ngành cả năm 2015 chỉ đạt khoảng 95% so với mục tiêu đề ra
-
Kinh tế số
Xuất khẩu hàng nông sản chủ lực có xu hướng giảm
09:10' - 28/09/2015
Trong 9 tháng qua, thị trường lúa gạo tương đối trầm lắng, giá lúa thấp và ít biến động. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác đều có khuynh hướng sụt giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.