Botswana hưởng lợi khi nhu cầu kim cương tại Trung Quốc tăng cao
De Beers Group- tập đoàn quốc tế chuyên khai thác và kinh doanh kim cương có trụ sở tại London (Vương quốc Anh) cho biết, sức mạnh của nhu cầu tiêu thụ kim cương đánh bóng ở Trung Quốc đã mang lại lợi ích trực tiếp cho Botswana vì giúp thúc đẩy nhu cầu đối với kim cương thô được khai thác ở quốc gia phía Nam châu Phi này.
Kesego Oki, Giám đốc truyền thông đối ngoại của De Beers cho biết, một số nhà bán lẻ trang sức kim cương nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc là khách hàng mua kim cương thô của De Beers Group. De Beers có liên doanh khai thác 50/50 với Chính phủ Botswana mang tên Debswana. Công ty liên doanh này bán kim cương thô được khai thác ở Botswana thông qua đơn vị kinh doanh mang tên Global Sightholder Sales cho các đại lý kim cương hàng đầu thế giới.Các đại lý này sẽ cắt gọt và đánh bóng những viên kim cương đó để bán tới tay người tiêu dùng tại các thị trường như Trung Quốc.
Bà Oki nhấn mạnh rằng Trung Quốc là một thị trường rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh kim cương toàn cầu, bởi nước này là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai thế giới về doanh số bán đồ trang sức kim cương và cũng đang có mức tăng trưởng kinh tế đáng kể, với tiềm năng tăng trưởng hơn nữa trong những năm tới". Trong ba tháng kết thúc vào ngày 31/3/2021, tổng giá trị kim cương nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua Sở giao dịch Kim cương Thượng Hải (SDE) đã tăng 393% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 722 triệu USD, trong khi khối lượng nhập khẩu tăng 394% lên 699.500 carat. Theo bà Oki, nhu cầu mạnh mẽ từ các thị trường tiêu dùng quan trọng như Trung Quốc sẽ có tác động tích cực đến tiềm năng phát triển ngành kim cương của Botswana trong dài hạn.Bà cho biết, doanh thu từ việc bán những viên kim cương thô này đóng góp to lớn vào đà tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Botswana và đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình nhờ tốc độ tăng trưởng GDP thuộc diện nhanh nhất thế giới trong 50 năm qua.
Vào năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19 nhanh hơn so với nhiều nền kinh tế khác và nhu cầu về kim cương đánh bóng cũng cải thiện ngay sau đó.Điều này cho thấy đà tăng trưởng liên tục của nhu cầu đối với kim cương thô của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ngay cả vào thời điểm nhu cầu giảm ở các thị trường chủ chốt khác./.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…