Brexit - "Quân át chủ bài" trong chiến dịch vận động tổng tuyển cử ở Anh
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, nước Anh sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử quan trọng. Sự kiện này diễn ra giữa lúc xứ sở sương mù vẫn đang vật lộn với những khó khăn xung quanh tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Vậy Brexit tác động ra sao đến cuộc bầu cử quan trọng dự kiến diễn ra vào ngày 8/6 tới, và các chính đảng quan trọng đã có những điểm nhấn đáng chú ý nào trong giai đoạn vận động bầu cử? Báo chí Anh mới đây đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này.
Tiến trình Brexit sẽ là một trong những vấn đề quan trọng mà lãnh đạo các đảng sẽ đưa ra tranh luận trong chiến dịch vận động tranh cử. Đây là nhận định của nhật báo The Sun trong bài viết có tiêu đề “Tác động của Brexit”.
Theo bài báo, Thủ tướng Anh Theresa May từng tuyên bố loại trừ khả năng tiến hành bầu cử sớm, với lý do nước Anh cần sự “ổn định” trong tiến trình Brexit. Bà cho rằng các nhà lập pháp chủ trương phản đối Brexit tìm mọi cách để ngăn cản tiến trình này và khiến Anh gặp ngày càng nhiều khó khăn hơn “trong việc đàm phán với châu Âu”.
Theo một cuộc thăm dò mới đây do hãng YouGov tiến hành, có tới 63% người dân Anh đánh giá Brexit là một trong ba vấn đề quan trọng nhất mà nước này đang phải đối mặt. Chính vì vậy, quan điểm của các chính đảng về Brexit sẽ phần nào tác động đến cuộc bầu cử.
Bài viết trên tờ The Sun của tác giả Hannah Crouch lấy dẫn chứng rằng chỉ vài phút sau khi bà May đưa ra thông báo về cuộc Tổng tuyển cử, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Tim Farron đã lập tức lên tiếng.
Ông nói: “Nếu các bạn muốn ngăn chặn một thảm họa Brexit, nếu các bạn muốn giữ Anh ở lại thị trường chung, nếu các bạn muốn một nước Anh rộng mở, bao dung và thống nhất, thì đây chính là cơ hội của các bạn. Chỉ có đảng Dân chủ Tự do mới ngăn chặn được thế đa số của đảng Bảo Thủ”.
Trong khi đó, Công đảng - vốn cũng ủng hộ Anh ở lại EU - lại loại trừ khả năng có một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về một thỏa thuận cuối cùng với EU. Lãnh đạo đảng này cũng tuyên bố nếu giành chiến thắng, họ sẽ tìm kiếm một sự chia ly “thông minh và linh hoạt” với EU, đồng thời đảm bảo duy trì quyền định cư tại Anh cho các công dân EU.
Trong bài phát biểu tại London hôm 25/4, người phát ngôn của Công đảng Keir Starmer cho biết đảng chủ trương thân EU của ông không nỗ lực để đảo ngược quyết định rời khỏi liên minh của các cử tri.
Ông nói: “Công đảng không thể dành hết thời gian chỉ để cố gắng phủ nhận quá khứ…”, chúng tôi “chân thành chấp nhận kết quả” của cuộc trưng cầu ý dân năm ngoái.
Tờ The Guardian đã ví chính sách của Công đảng có thể được tóm tắt bằng một lời hát nổi tiếng của nhóm nhạc Rolling Stone “bạn không thể lúc nào cũng có được những gì mình muốn”.
Theo tờ báo, cho đến gần đây, Công đảng vẫn phải vật lộn với nhiều vấn đề, và điều này là dễ hiểu bởi họ đang phải tìm cách hàn gắn những rạn nứt nội bộ giữa các thành viên ủng hộ rời khỏi Anh và các thành viên phản đối Brexit.
Kể từ khi Quốc hội Anh, với sự ủng hộ của phần lớn thành viên Công đảng, ủng hộ việc kích hoạt Điều khoản 50, lập trường của đảng này trở nên rõ ràng hơn.
Ông Keir Starmer đã nhấn mạnh rằng các công dân EU sẽ không phải là “món hàng” để đem ra mặc cả trong các cuộc thảo luận sắp tới. Ông cũng đề cập tới một sự thay đổi quan điểm rõ rệt về vấn đề nhập cư.
Chỉ vài tuần trước đây, lập trường của Công đảng về vấn đề tự do đi lại trong EU còn được cho là khá mềm mỏng, song hiện nay, chính sách của đảng này lại là đặt ưu tiên đối với vấn đề việc làm, quyền của người lao động và mức sống tại Anh lên trên quyền của những người làm việc và du lịch trong châu lục.
Đây là một sự thực không thể phủ nhận, và nó thể hiện một bi kịch rằng nguyên nhân sâu xa khiến đa số người Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU xuất phát từ chính từ nỗi lo sợ của họ về vấn đề nhập cư.
Về phần mình, Thủ tướng Anh Theresa May từng là một trong những người phản đối việc Anh rời bỏ liên minh, song sau khi lên nắm quyền thay ông David Cameron, bà đã cam kết Chính phủ Anh sẽ thực hiện ý nguyện của đa số người dân trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6/2016.
The Sun dẫn lời bà nhấn mạnh: “Điều mà người dân cần là một chính phủ với một kế hoạch rõ ràng cho các cuộc đàm phán sắp tới. Đó là điều Chính phủ Bảo thủ đang có. Đó cũng chính là điều đảng Bảo thủ có”.
Thoạt nhìn, có vẻ như lập trường của ông Keir rất giống với quan điểm của các đối thủ của đảng Bảo thủ. Hai đảng này đều muốn áp đặt những hạn chế nhất định với việc tự do đi lại, trong khi vẫn duy trì quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu; và muốn tìm được một thỏa thuận tốt nhất cho người Anh.
Tuy nhiên, khác biệt là ở chỗ Công đảng có thể sẽ đưa ra tất cả các yêu cầu trên bàn đàm phán và lần lượt nói về từng lựa chọn một cho đến khi đạt được thỏa thuận. Trong khi đó, bà Theresa May sẽ không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào ngay từ đầu và thay vào đó là thúc đẩy dần dần các điều khoản để tiến tới một thỏa thuận mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Theo The Guardian, điều các cử tri đang quan tâm hiện nay là “tại sao chúng ta chưa rời đi”, chứ không còn là “vì sao chúng ta không ở lại?”. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi khi cái giá phải trả cho Brexit trở nên rõ ràng.
Tiến trình này đang thực sự bắt đầu, và Anh cần tìm kiếm một mối quan hệ thân thiết hơn với EU, đồng thời khắc phục những thiệt hại trong lĩnh vực tài chính công.
Anh không thể có được tất cả những gì mình muốn, song “đôi khi nếu bạn thực sự cố gắng, bạn sẽ có thể thấy rằng bạn đã có được thứ mình cần”, như lời hát của ca sĩ nhạc rock nổi tiếng Mick Jagger.
Các cuộc thảo luận dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 6, sau khi cuộc tổng tuyển cử được tổ chức xong, vì vậy The Sun cho rằng cuộc bầu cử này sẽ không tác động đến tiến trình đàm phán Brexit. Người phát ngôn của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng đã khẳng định rằng cuộc bầu cử sẽ không làm trì hoãn tiến trình đưa Anh rời khỏi liên minh.
>>> Bầu cử sớm liệu có thể "thay đổi luật chơi" cho đồng bảng Anh?
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair tuyên bố trở lại chính trường
14:56' - 01/05/2017
Cựu Thủ tướng Anh giai đoạn 1997-2007 Tony Blair đã tuyên bố sẽ trở lại chính trường do lo ngại tiến trình Anh rời châu Âu, còn gọi là Brexit, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại cho đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: EU chủ trương giảm thiểu các biến động
10:13' - 30/04/2017
Lãnh đạo 27 nước thống nhất lập trường phải giải quyết các vấn đề của cuộc chia ly này trước khi thảo luận về một thỏa thuận thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Lãnh đạo EU nhất trí thông qua lập trường đàm phán
08:26' - 30/04/2017
Ưu tiên số một của EU là bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho 3 triệu công dân EU sống tại Anh và hơn một triệu người Anh sống tại EU.
-
Kinh tế Thế giới
Tại sao Thủ tướng Anh yêu cầu tổng tuyển cử sớm?
05:30' - 22/04/2017
Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố đất nước sắp bước vào một thời kỳ nhiều biến động hơn, đầu tiên sẽ là một cuộc tổng tuyển cử sớm vào ngày 8/6.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh kêu gọi tổng tuyển cử trước thời hạn
17:49' - 18/04/2017
Ngày 18/4, Thủ tướng Anh Theresa May đã kêu gọi tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 8/6 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.