Tại sao Thủ tướng Anh yêu cầu tổng tuyển cử sớm?
Giáo sư Colin Talbot, chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính phủ, hiện đang làm việc tại Đại học Manchester, cho rằng việc Thủ tướng May kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn là nhằm củng cố ảnh hưởng và gia tăng quyền hạn cho bản thân và Chính phủ đảng Bảo thủ trước khi bước vào các cuộc đàm phán về Brexit.
Theo ông Talbot, phe đối lập sẽ tìm cách cản trở, song “họ sẽ thất bại và sự ủng hộ của các cử tri dành cho họ cũng sẽ giảm. Bởi vậy, bà May sẽ dễ dàng vô hiệu hóa phe đối lập phản đối Brexit”.
Giáo sư Martin Smith, Trưởng khoa Chính trị tại Đại học York, bình luận: “Tỷ lệ ủng hộ dành cho Công đảng (đối lập) theo các cuộc thăm dò ý kiến hiện là khá thấp, đảng Bảo thủ có cơ hội giành một chiến thắng vang dội. Và với thế đa số thuộc về phe Bảo thủ, Chính phủ sẽ dễ dàng tiến tới mọi thỏa thuận Brexit”.
Tuy nhiên, ông Smith cảnh báo rằng đảng Bảo thủ sẽ phải đối mặt với một vài khó khăn và thách thức trong chiến dịch tranh cử, trong đó phải kể đến những tác động từ kế hoạch này đối với Scotland và khả năng họ tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai để đòi độc lập.
Trong khi đó, chính Thủ tướng May cũng sẽ phải bước vào các cuộc đàm phán đầy căng thẳng với giới lãnh đạo EU về vai trò của Anh trong châu u sau khi rời bỏ liên minh.
Thủ tướng May hiện vấp phải nhiều sự phản đối và chỉ trích về kế hoạch Brexit từ phía nhiều thành viên trong Hạ viện và Thượng viện. Hơn thế nữa, bà đang đối mặt với một chặng đường khó khăn phía trước, và quan trọng nhất trong số này là các cuộc thảo luận đầy thách thức với Brussels nhằm tìm kiếm một thỏa thuận hợp lý cho Anh.
Nếu có thể giành một chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử vào ngày 8/6 tới, bà May không những có thể khiến những người chỉ trích kế hoạch Brexit của bà phải “im lặng” mà còn có thể gia tăng ảnh hưởng trong quá trình đàm phán với Brussels. Với những lý do này, nhiều nhà phân tích cho rằng Thủ tướng May không có gì để mất khi kêu gọi một cuộc bầu cử sớm.
Các cuộc thăm dò cho thấy đảng Bảo thủ của Thủ tướng May sẽ thắng cử một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tờ The Economist ngày 18/4 nhận định rằng do tính chất của các cuộc đàm phán giữa Anh với Liên minh châu Âu (EU), cuộc bầu cử sắp tới sẽ trở thành một cuộc đua tranh phức tạp hơn nhiều so với các cuộc tổng tuyển cử trước đây.
Theo luật, bà May cần nhận được sự ủng hộ của 2/3 trong tổng số các nghị sĩ để tiến hành bầu cử sớm. Do vậy, các hạ nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ sẽ phải bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ để có thể tiến hành tổ chức bầu cử.
Tuy nhiên, việc tiến hành bầu cử sớm sẽ được diễn ra dễ dàng bởi lãnh đạo các đảng đối lập đều đã lên tiếng ủng hộ.
Những đảng đối lập hầu như không có khả năng để thay đổi sự lãnh đạo Chính phủ của đảng Bảo thủ. Đối với nhiều người trong Công đảng - đảng đối lập lớn nhất của đảng Bảo thủ cầm quyền hiện nay - thời điểm tiến hành tổng tuyển cử không phải là thời điểm đẹp đối với họ.
Kết quả các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ Công đảng thấp hơn đảng Bảo thủ khoảng 20%, chủ yếu là do Jeremy Corbyn - lãnh đạo Công đảng hiện nay - không được sự ủng hộ cao trong dân chúng bởi ông là một nhân vật cực tả và thiếu thực tế.
Bà May được bầu làm Thủ tướng không phải là thông qua tổng tuyển cử, bà lên thay cựu Thủ tướng David Cameron thông qua bầu chọn trong nội bộ đảng Bảo thủ.
Trong tuyên bố kêu gọi tiến hành tổng tuyển cử sớm, bà May đã hàm ý coi đây là cơ hội để hàn gắn những chia rẽ trong nội bộ nước Anh đối với vấn đề Brexit.
Chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sẽ giúp bà May nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho kế hoạch Brexit "cứng" của bà - trong đó có việc thảo luận để Anh ra khỏi thị trường chung châu u - một điểm mà cuộc trưng cầu dân ý đã không đề cập đến một cách rõ ràng.
Tuy nhiên, tiến hành tổng tuyển cử sớm cũng mang lại một số rủi ro cho Thủ tướng. Năm ngoái, bà May đã từng bác bỏ đề xuất Anh sẽ tiến hành tổng tuyển cử trước năm 2020. Sự thay đổi đột ngột này cho thấy bà May đã coi việc đặt cược cho tổng tuyển cử sớm là điều đáng phải làm.
- Từ khóa :
- anh
- bầu cử anh
- thủ tướng anh
- theresa may
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử sớm liệu có thể "thay đổi luật chơi" cho đồng bảng Anh?
16:10' - 21/04/2017
Đồng bảng Anh tăng mạnh sau khi Thủ tướng Anh, Theresa May, kêu gọi bầu cử sớm phải chăng là tín hiệu cho một giai đoạn phục hồi bền vững?
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh cân nhắc cấp thị thực hai năm cho thanh niên các nước EU
18:50' - 18/04/2017
Chính phủ Theresa May đang cân nhắc cấp thị thực cho các thanh niên của Liên minh châu Âu tìm kiếm việc làm trong các ngành sử dụng lao động trình độ thấp, như xây dựng và chăm sóc tại Anh
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật Hủy bỏ Lớn trong tiến trình Brexit của Anh
17:19' - 16/04/2017
Sách trắng giới thiệu dự luật "Hủy bỏ Lớn" (GRB) được công bố ngày 30/3 vừa qua là bước đi đầu tiên mà Anh triển khai nhằm chấm dứt thời kỳ độc tôn của luật pháp EU tại đảo quốc sương mù.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.