Bức tranh tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 (Phần 1)
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 2,7% trong năm 2017, dựa trên khả năng hoạt động giao thương tăng tốc và những diễn biến tích cực trên thị trường năng lượng trong thời gian gần đây, bất chấp các chính sách "hạn chế thương mại" của Mỹ.
Đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, WB không đưa ra thêm nguy cơ mới nào đe dọa triển vọng kinh tế thế giới. Nhận định về kết quả này, Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho hay: "Từ rất lâu, chúng ta đã phải chứng kiến nhịp độ tăng trưởng thấp tác động tới cuộc chiến chống đói nghèo, và rất đáng mừng khi thấy những dấu hiệu tích cực đang được củng cố trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu".
Trong thời gian vừa qua, các chỉ số kinh tế tại tất cả các khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, đều có sự khởi sắc. Tuy nhiên đà tăng trưởng vẫn trồi sụt vì những tác động địa chính trị như môi trường chính sách bất ổn và khó lường của Mỹ, các cuộc đàm phán về vấn đề Brexit, cùng sự cấp bách của việc phải cải tổ các thể chế châu Âu.
Trên thực tế, kinh tế toàn cầu đã bước vào giai đoạn tăng trưởng mới trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016, mặc dù nền kinh tế các thị trường tiên tiến và mới nổi vẫn đối mặt tăng trưởng thấp.
Nhờ vào các biện pháp kích thích trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã ổn định trở lại. Trong khi đó, tín hiệu tích cực đã được ghi nhận tại các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ hay những nước châu Á khác, thậm chí là cả Nga và Brazil, những nước đã trải qua suy thoái trong giai đoạn 2014-2016.
Theo dự báo mới nhất của WB, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, và dự kiến đạt con số 2,9% vào năm 2018. Theo WB, kinh tế Mỹ sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng 2,1% trong năm nay và 2,2% trong năm tới, song còn xa so với mức cam kết tăng 3% trong trung hạn của Tổng thống Donald Trump.
Trong khi đó, WB cũng nâng mức dự báo tăng trưởng đối với Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) so với hồi tháng Một, với GDP dự kiến sẽ tăng 1,7% trong năm nay (tăng 0,2 điểm phần trăm). Ngược lại, định chế tài chính toàn cầu này giảm nhẹ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 6,5% trong năm nay và Ấn Độ xuống 7,2%.
Trong báo cáo Tình hình và Triển vọng kinh tế thế giới do Liên hợp quốc (LHQ) công bố gần đây, tóm tắt về những diễn biến kinh tế thế giới trong sáu tháng qua, đáng chú ý là các nền kinh tế phát triển và những nền kinh tế đang trên đà dịch chuyển đều ghi nhận tăng trưởng vững chắc hơn, với Đông và Nam Á tiếp tục duy trì vị thế là hai khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới.
Báo cáo còn ghi nhận những tín hiệu tích cực liên quan tới môi trường bền vững khi mức khí thải có carbon trên toàn cầu đã chững lại trong ba năm liên tiếp, cùng với đó là sự phát triển của năng lượng tái tạo, những cải tiến trong hiệu quả năng lượng, hay việc chuyển đổi sử dụng năng lượng than đá sang khí tự nhiên...
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo này, đà phục hồi kinh tế tại Nam Mỹ thấp hơn so với dự báo trước đó, trong khi GDP theo đầu người đang chững lại, và thậm chí giảm tại một số vùng ở châu Phi. Dự báo tăng trưởng GDP tại một số quốc gia thuộc nhóm nước kém phát triển nhất trên thế giới (LDC) cũng giảm so với dự báo hồi tháng Một năm nay.
Nếu xét tốc độ tăng trưởng hiện tại và giả sử không giảm thiểu được tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, thì gần 35% dân số tại các nước LDC vẫn tiếp tục thuộc diện nghèo cùng cực đến năm 2030.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc lạc quan về mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017
18:22' - 28/06/2017
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 27/6 cho biết kinh tế Trung Quốc có thể đạt tăng mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đề ra cho năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ giai đoạn 2017-2018
21:39' - 27/06/2017
IMF cho biết tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm nay và năm 2018 sẽ chỉ đạt 2,1%, giảm tương ứng 0,2% và 0,4% so với dự báo đưa ra hồi tháng 4 vừa qua
-
Kinh tế Thế giới
BIS cảnh báo những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế của toàn cầu
16:03' - 26/06/2017
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) hối thúc các chính phủ cho phép tăng trưởng hướng đến mức trung bình dài hạn để đạt mục tiêu cải cách cơ cấu, trong khi cảnh báo về lạm phát và các làn sóng bảo hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
18:55' - 11/06/2017
Luật này ra đời sẽ góp thêm động lực để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động nhằm tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34'
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19'
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.