Bùng nổ mô hình khởi nghiệp tại châu Phi: Cơ hội song hành cùng thách thức
Bùng nổ sau một thập niên hình thành
Xu hướng này đã diễn ra trong một vài năm trở lại đây và năm 2019 chứng kiến sự bùng nổ của những cái tên nổi bật như mPharma, Easy Solar, Toolboksi, SiyaBuddy, Farmcrowdy và Eco-Warriors. Trước đó, các số liệu thống kê cho thấy trong năm 2018, các công ty khởi nghiệp (start-up) công nghệ tại châu Phi đã kêu gọi thành công số vốn đầu tư lên tới 334,5 triệu USD. Đây là con số kỷ lục kể từ khi làn sóng start-up công nghệ bắt đầu xuất hiện tại lục địa này gần một thập niên trước. Theo Báo cáo thường niên về lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ châu Phi, 210 công ty khởi nghiệp công nghệ tại châu lục này trong năm 2018 đã thu hút thành công 334,5 triệu USD vốn đầu tư, tăng 75% về lượng vốn và 32,1% về số công ty khởi nghiệp được cấp vốn. Theo bà Gabriella Mulligan, đồng sáng lập viên của Disrupt Africa (tổ chức biên soạn báo cáo thường niên trên), cộng đồng khởi nghiệp công nghệ tại châu Phi đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư, nhờ xây dựng nhiều dự án có tính khả thi cao cùng những mô hình khởi nghiệp sáng tạo, tạo tiền đề vững chắc để thúc đẩy cho sự phát triển lĩnh vực công nghệ “còn non trẻ” của châu lục này trong thời gian tới. Những cái tên “đáng gờm”Xét trên góc độ ngành nghề, các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính (fintech) thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất với 133 triệu USD, chiếm tới 39,7% tổng số vốn huy động được. Tiếp theo là các start-up công nghệ giáo dục, thương mại điện tử (e-commerce), công nghệ chăm sóc sức khỏe (e-health) và công nghệ nông nghiệp (agri-tech). Doanh nghiệp khởi nghiệp nổi bật nhất tại “Lục địa Già” có thể kể đến những cái tên sau:Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mPharma là một doanh nghiệp xã hội có trụ sở tại Ghana, chuyển quản lý các kho dự trữ thuốc cho các hiệu thuốc, qua đó giúp giảm giá bán dược phẩm cho người dân châu Phi. Ra mắt từ 5 năm trước, việc kinh doanh của mPharma mở rộng vào năm 2019 với thương vụ mua lại chuỗi nhà thuốc lớn thứ hai của Kenya và ra mắt các sáng kiến mới bao gồm một chương trình tài trợ cho điều trị ung thư vú ở Nigeria. Tại Sierra Leone, Easy Solar là một doanh nghiệp cung cấp hệ thống sạc và chiếu sáng sử dụng năng lượng Mặt Trời cho những người không có điện. Năm 2019, công ty ba năm tuổi này đã phủ sóng ở 15/16 quận ở Sierra Leone và tiến sang nước láng giềng Liberia. Easy Solar dự định sẽ nhanh chóng phát triển độ phủ sóng của công ty vào năm 2020, sau khi vượt qua mốc 300.000 người dùng trong năm nay.Trong khi đó, Toolboksi là một nền tảng trực tuyến kết nối những người có nhu cầu về nghề mộc, thợ sửa đường ống nước hoặc xây dựng với các lao động lành nghề ở những khu vực đó. Cho tới nay, công ty hai năm tuổi này đã tạo điều kiện cho hơn 3.000 giao dịch. Năm 2019, Toolboksi đã giành giải “Startup có tác động xã hội tốt nhất” tại Giải thưởng khởi nghiệp Nam Phi.SiyaBuddy là một công ty quản lý chất thải và tái chế ở Nam Phi với mục tiêu vừa kiến tạo việc làm vừa bảo vệ môi trường. Startup này mua chất thải từ các cơ sở thu thập phế liệu địa phương, chủ yếu là của phụ nữ, và bán nó cho các công ty tái chế.SiyaBuddy đã thu hút được sự chú ý và nhận được tài trợ trong năm nay khi giành chiến thắng trong cuộc thi doanh nhân trẻ xuất sắc của Diễn đàn Phát triển Xuất khẩu Thế giới (WEDF) tổ chức tại Ethiopia.
Về công nghệ nông nghiệp, Farmcrowdy là một nền tảng cho vay kỹ thuật số ở Nigeria, giúp kết nối nông dân với các nhà đầu tư quy mô nhỏ, những người có thể tài trợ cho họ trong một mùa vụ và chỉ thu khoản lợi nhuận khá thấp khi họ thu hoạch.Mục đích của nền tảng này là nhằm giảm tình trạng đói nghèo thông qua thúc đẩy sản xuất lương thực. Với hơn 25.000 nông dân quy mô nhỏ tham gia, Farmcrowdy đã phát triển nhanh chóng kể từ khi ra mắt ba năm trước. Startup này đã bắt đầu nhận được thêm trợ lực vào năm 2019 khi giành được một số giải thưởng, bao gồm cả giải “Doanh nghiệp châu Phi sáng tạo của năm”.
Biến đổi khí hậu cũng là nội dung được các doanh nghiệp khởi nghiệp tại châu Phi lưu tâm tới. Ra mắt tại Mauritius vào năm 2019, Eco-Warriors là một ứng dụng trò chơi di động dạy cho trẻ em về tình trạng biến đổi khí hậu và hoạt động bảo tồn tự nhiên.Ứng dụng bao gồm cả dịch vụ phát truyện tranh hàng tháng miễn phí, nếu người chơi trẻ tham gia tái chế các rác thải gia đình. Tuy mới được vài tháng tuổi, Eco-Warriors đã giành được một số giải thưởng và sự tài trợ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Những hạn chế Theo số liệu gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB), số “vườn ươm khởi nghiệp” tại châu Phi đã tăng lên khoảng 443, từ mức 10 cách đây một thập niên. Tuy nhiên, một trong những vấn đề hiện đang gây cản trở cho các công ty khởi nghiệp châu Phi hiện nay là tình trạng thiếu điện năng. Cuối năm 2018, Chính phủ Kenya cho biết sẽ hỗ trợ lắp đặt pin năng lượng Mặt Trời tại các trụ sở công ty khởi nghiệp với chi phí khởi điểm chỉ 35 USD.Trong khi đó, trang mạng project-syndicate.org đăng bài phân tích của tác giả Perseus Mlambo về tình trạng nhiều nhà lãnh đạo châu Phi với thời gian tại vị vài thập kỷ đang ngày càng đánh mất thế hệ với dân số trẻ bùng nổ ở lục địa này, khiến triển vọng của châu lục sẽ không có gì sáng sủa hơn trong thời đại kỹ thuật số.Thay vì tạo điều kiện và nuôi dưỡng lĩnh vực có thể giúp giải quyết nhu cầu cấp bách của châu lục về tạo việc làm mới, chính phủ các nước châu Phi đang kìm hãm lĩnh vực đầy tiềm năng này với các loại thuế và quy định mới.Tác giả Perseus Mlambo là nhà sáng lập và CEO của Zazu, một công ty công nghệ tài chính chuyên về đơn giản hóa việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ở Nam Sahara châu Phi, cựu thành viên của Văn phòng Đạo đức thuộc Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn.Tác giả nhận định, châu Phi là lục địa hiện có dân số trẻ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, với độ tuổi trung bình là 62, nguyên thủ quốc gia nhiều nước châu Phi đang có xu hướng nắm quyền lâu hơn và các nhà lãnh đạo này dường như ít có sự liên hệ chặt chẽ với giới trẻ châu Phi.
Có thể nói, sự ra đời và phát triển của phần lớn các công ty khởi nghiệp công nghệ châu Phi dựa trên sự bùng nổ của Internet trên khắp lục địa. Với dự đoán khoảng 725 triệu người dùng điện thoại thông minh vào năm 2020 và lượng truy cập Internet dự kiến sẽ tăng 130% trong 6 năm tới, nền kinh tế kỹ thuật số của châu Phi có thể tạo ra hàng triệu việc làm cho thanh niên trên khắp châu lục./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế số giúp châu Phi kiến tạo việc làm bền vững
15:41' - 26/12/2019
Bộ trưởng Truyền thông Ghana, bà Ursula Owusu-Ekuful cho rằng nền kinh tế kỹ thuật số tạo cơ hội cho các nước châu Phi chuyển đổi nền kinh tế và tạo việc làm chất lượng cao.
-
Ngân hàng
Ngân hàng phát triển châu Phi tăng vốn kỷ lục
13:06' - 01/11/2019
Ngày 31/10, Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) thông báo quyết định tăng vốn gần 125%, từ 93 tỷ USD lên 208 tỷ USD. Đây là mức tăng vốn lớn nhất trong lịch sử AfDB.
-
Kinh tế & Xã hội
Khoảng 1/4 số lợn trên thế giới sẽ bị tiêu huỷ do dịch tả lợn châu Phi
21:11' - 31/10/2019
Ngày 31/10, Chủ tịch Tổ chức Thú y Thế giới Mark Schipp cho biết khoảng 1/4 số lợn trên thế giới sẽ bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi.
-
Chuyển động DN
Rosatom ký thỏa thuận hợp tác với nhiều quốc gia châu Phi
18:10' - 29/10/2019
Tập đoàn Rosatom đã ký biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận liên chính phủ về phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình với khoảng một phần ba số quốc gia châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.