Bùng nổ xu hướng khai thác vàng từ "tài nguyên đô thị" tại Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng được coi là một trong những thị trường hứa hẹn nhất cho lĩnh vực khai thác "tài nguyên đô thị” - khái niệm để chỉ hành động tái chế, khai thác các kim loại quý như vàng từ các thiết bị điện tử bị loại bỏ.
Hàng ngày, nhà máy tái chế phế liệu thuộc công ty vàng Tanaka Kikinzoku ở thành phố Hiratsuka, gần tỉnh Yokohama, nhận được số lượng lớn rác thải bảng mạch điện tử và đồ trang sức. Những phế liệu được nấu chảy để lấy vàng và các kim loại quý có thể sử dụng trong xe điện.Sau khi được khai thác, phần kim loại có thể tái chế sẽ được tạo hình thành “thỏi” hoặc các dạng vật chất khác. Trung bình mỗi năm, công ty này này thu hồi được khoảng 3.000 tấn kim loại tái sử dụng, bao gồm cả vàng từ nguồn phế liệu.
Ông Akio Nagaoka, người đứng đầu nhà máy tái chế của công ty Tanaka Kikinzoku, cho biết: “Chúng tôi muốn mở rộng việc thu gom rác thải có thể tái chế không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở các nước Đông Nam Á, nơi nhu cầu tái chế đồ điện tử dự kiến sẽ tăng lên”. Vàng là tài sản trú ẩn an toàn khi có biến động địa chính trị và kinh tế. Xung đột đang gia tăng ở Trung Đông hiện đang đẩy giá mặt hàng kim loại quý này tăng vọt trên toàn cầu và cả Nhật Bản. Do giá tăng, nhu cầu tái chế kim loại để khai thác vàng cũng tăng theo. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nguồn cung vàng tái chế toàn cầu hiện đã tăng khoảng 10% so với năm ngoái lên 923,7 tấn, vượt xa mức tăng trưởng khoảng 3% về nguồn cung từ khai thác vàng tại mỏ. Vàng tái chế hiện chiếm gần 30% nguồn cung toàn cầu. WGC cho biết, cho đến nay, thế giới chỉ có khoảng hơn 200.000 tấn vàng đã được tìm thấy và khai thác. Với sản lượng khai thác mới từ các mỏ liên tục bị suy giảm, việc thu hồi vàng từ các thiết bị điện tử bỏ đi, như điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng cũ và các phế liệu khác, đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tại Nhật Bản, một số doanh nghiệp đang tận dụng xu hướng này, tiến hành mở rộng năng lực thu gom và xử lý chất thải điện tử và kim loại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Công ty Mitsubishi Materials tuyên bố đặt mục tiêu có thể xử lý 240.000 tấn phế liệu mỗi năm vào cuối năm tài chính 2030, so với khoảng 160.000 tấn hiện nay. Viện Định hướng bền vững của Nhật Bản ước tính có khoảng 5.300 tấn vàng tích lũy ở nước này- tương đương khoảng 10% trữ lượng toàn cầu. Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, xử lý 1 tấn hoặc 10.000 chiếc điện thoại di động sẽ thu được khoảng 280 gram vàng, đặc biệt quá trình này hiệu quả hơn 56 lần về mặt trọng lượng so với khai thác vàng mới. Chính phủ Nhật Bản đang gấp rút thúc đẩy việc tái chế không chỉ vàng mà còn cả các kim loại quan trọng khác, chẳng hạn như kim loại được sử dụng trong hoạt động sản xuất xe điện. Đây được xem là giải pháp giảm rác thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời là cách để tăng cường an ninh kinh tế quan trọng của quốc gia.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Mặt trái của ô tô điện
05:30' - 04/06/2023
Khi Australia vượt qua mốc 100.000 xe điện chạy trên các đường phố với nỗ lực giảm lượng khí thải carbon, một nhược điểm đối với môi trường lại “lộ diện” sớm hơn nhiều người mong đợi.
-
Đời sống
Giải pháp sáng tạo trong xử lý nhựa tại Australia
08:31' - 22/05/2023
Với một cái vặn tay, bạn đã tháo nắp nhựa ra khỏi chai nước của mình. Bạn đã suy nghĩ bao nhiêu về miếng nhựa tròn, nhỏ này?
-
Đời sống
Biến rác thải điện tử thành bộ phận nhân tạo hỗ trợ người khuyết tật
08:42' - 09/03/2023
Phòng thí nghiệm tự chế của 2 "nhà sáng chế tự thân" Moses Kiuna và anh họ David Gathu ở Nairobi (Kenya) là nơi nuôi dưỡng ý tưởng tái chế rác thải điện tử thành bộ phận giả để lắp cho người thật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.