Bước ngoặt mới trong thương vụ mua các cảng biển của CK Hutchison
Theo tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng), gia đình Aponte - sở hữu hãng vận tải container lớn nhất thế giới - đang tiến dần đến việc hoàn tất đàm phán mua lại các cảng ở nước ngoài của CK Hutchison.
Thỏa thuận của CK Hutchison Holdings có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) nhằm bán tất cả các cảng ở nước ngoài cho một tập đoàn do nhà đầu tư BlackRock (Mỹ) đứng đầu đã có bước ngoặt mới. Cụ thể, cổ đông lớn mới nhất nhiều khả năng sẽ không phải là người Mỹ, mà là một gia đình Italy-Thụy Sĩ, với tham vọng kiểm soát ngành vận tải biển toàn cầu.
Các nguồn tin cho biết, gia đình Aponte là động lực bí ẩn đằng sau Công ty Vận tải Biển Địa Trung Hải (MSC). Công ty này có mục tiêu củng cố vị thế thống lĩnh của mình trên biển, bằng cách nâng cao năng lực vận tải container với thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD để mua lại cổ phần đa số trong hoạt động cảng ở nước ngoài của CK Hutchison.
Theo nhà cung cấp dữ liệu vận tải biển Alphaliner, doanh nghiệp gia đình này sở hữu hãng vận tải container lớn nhất thế giới, chiếm 20,3% thị phần toàn cầu.
Hiện MSC đang dẫn đầu việc mua lại 41 bến cảng tại 22 quốc gia thông qua công ty con Terminal Investment Limited (TiL) hợp tác với "gã khổng lồ" đầu tư BlackRock. Động thái này báo hiệu tham vọng quyết liệt của gia đình Aponte nhằm kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng hỗ trợ thương mại toàn cầu.
Thỏa thuận được công bố vào đầu năm nay thể hiện việc tập đoàn do BlackRock đứng đầu dự kiến nắm giữ 80% cổ phần trong tài sản cảng của CK Hutchison. Danh mục đầu tư khổng lồ của BlackRock bao gồm các trung tâm lớn ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ, định vị MSC là nhà khai thác cảng container lớn nhất thế giới.
Đối với gia đình Aponte, động thái này thể hiện bước tiến đáng kể trong chiến lược tích hợp theo chiều dọc (hoạt động từ tàu đến cảng). Theo công ty, bằng cách thành lập TiL vào năm 2000, gia đình Aponte đặt mục tiêu đảm bảo năng lực bến cảng và bến tàu đáng tin cậy cho đội tàu đang phát triển của MSC.
Hoạt động mua lại mới nhất của TiL, hay gia đình Aponte, mở rộng đáng kể quyền kiểm soát đó, đảm bảo hoạt động trơn tru và có khả năng giảm chi phí cho doanh nghiệp vận chuyển.
Giáo sư về vận tải biển và hậu cần toàn cầu tại Polytechnic University, Surinder Brrar lưu ý rằng, MSC vẫn đang phát triển và cần phải có sự tăng trưởng về quy mô tại các cảng mà công ty sở hữu. Giáo sư Brrar đánh giá: "Trung Quốc là nguồn hàng hóa lớn nhất, do đó các cảng tại nước này cực kỳ quan trọng đối với các kế hoạch tăng trưởng của MSC. Điều này ngụ ý rằng TiL sẽ cần phải phát triển lớn nhất có thể, phù hợp với tham vọng của MSC".
Tuy nhiên, thỏa thuận về chuyển nhượng cảng phải tuân theo sự chấp thuận của cơ quan quản lý, với khả năng bị giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, xuất phát từ lo ngại về sự cạnh tranh công bằng trên thị trường. Giáo sư Brrar nói thêm rằng: "Theo quan điểm của tôi, thỏa thuận về chuyển nhượng cảng là sự tiếp nối của quá trình hợp nhất ngành vận tải container. Điều này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ và chúng ta đang dần thấy các công ty lớn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và củng cố thị phần của họ".
Quan hệ đối tác với Global Infrastructure Partners của BlackRock làm nổi bật quy mô và sức mạnh tài chính đằng sau tham vọng của gia đình Aponte, cho phép MSC tận dụng vốn đầu tư đáng kể trong khi vẫn duy trì ảnh hưởng đối với các cơ sở cảng quan trọng này.
Giáo sư Brrar bình luận: “Tuy nhiên, việc hợp nhất trong doanh nghiệp vận chuyển không đồng nghĩa với quyền định giá, vì quá dễ để tìm ra sản phẩm thay thế. Thay vào đó, tất cả mục đích của thương vụ là về việc kiểm soát chi phí. Do đó, bạn càng trở thành một công ty vận chuyển container lớn hơn, bạn càng có nhiều cơ hội hơn để giảm chi phí cho mỗi TEU (container đơn vị hai mươi feet)”.
Theo công ty chuyên về số liệu Alphaliner, MSC hiện tự hào có đội tàu lớn nhất với 899 tàu và sức chứa 6,47 triệu TEU, vượt qua Maersk để trở thành hãng vận chuyển lớn nhất thế giới vào tháng 1/2022.
Theo Giáo sư thỉnh giảng khoa kinh tế tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, Trung Quốc, Francis Lui Ting-ming, có thể không cần quá lo ngại về việc MSC kiểm soát 41 trong số 43 cảng của Hutchison. Theo thỏa thuận được đề xuất, BlackRock sẽ nắm quyền kiểm soát hai cảng còn lại, ở hai đầu của kênh đào Panama. Về phía Trung Quốc, ông cho rằng nước này nên bớt lo lắng vì có sự cạnh tranh đáng kể về cảng trên toàn cầu và các chính phủ có thể can thiệp thông qua thuế quan.
Trong khi mở rộng dấu ấn cảng toàn cầu, MSC cũng đã vun đắp mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc đại lục, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu. Công ty đã đặt đóng nhiều tàu container mới tại các xưởng đóng tàu của Trung Quốc, bao gồm xưởng đóng tàu quốc tế Zhoushan Changhong và công ty công nghiệp tàu thủy nặng Jiangsu New Hantong.
Động thái mua lại các cảng của CK Hutchison, cùng với các hoạt động đóng tàu quan trọng trên đất liền, làm nổi bật động lực của Aponte nhằm mở rộng ảnh hưởng của họ trên toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu. Bằng cách tích hợp các hoạt động cảng với mạng lưới vận chuyển và tăng cường các quan hệ đối tác sản xuất mạnh mẽ tại Trung Quốc, MSC đang muốn kiểm soát và tăng hiệu quả hơn nữa trong việc vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới.
Tham vọng định hình tương lai thương mại toàn cầu của gia đình Aponte dường như không hề lay chuyển. Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn Gianluigi Aponte cùng vợ của ông là bà Rafaela Aponte-Diamantidi đã xây dựng MSC từ một con tàu duy nhất vào năm 1970 trở thành hãng vận tải container lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, MSC Cruises là thương hiệu du thuyền lớn thứ ba thế giới, đồng thời là công ty dẫn đầu tại châu Âu, Nam Mỹ, Trung Đông và Nam Phi. Ông Diego Aponte, Chủ tịch tập đoàn MSC nhấn mạnh: “Gia đình là cốt lõi của tập đoàn MSC. Chúng tôi đã xây dựng một nền văn hóa trung thành và tin tưởng kể từ năm 1970, bao gồm tầm nhìn dài hạn và là người quản lý có trách nhiệm đối với cộng đồng mà chúng tôi phục vụ”. Tài sản của gia đình Aponte rất lớn, ước tính giá trị tài sản ròng của nhà sáng lập Gianluigi Aponte là 35,8 tỷ USD.
Trong khi MSC, có trụ sở tại Geneva, giữ kín kết quả tài chính của mình, các phương tiện truyền thông Italy đưa tin rằng vốn chủ sở hữu của công ty vào năm 2022 là 91 tỷ euro, với lợi nhuận ròng là 36,2 tỷ euro. Mặc dù các con số có vẻ đáng tin cậy, nhưng vẫn khó để xác nhận chúng với MSC. Một phát ngôn viên của MSC tại Italy đã bác bỏ các báo cáo trên, gọi đó là "tin đồn", đồng thời nói thêm rằng bảng cân đối kế toán của công ty là bí mật.
Các phương tiện truyền thông Thụy Sĩ đã trích dẫn ý kiến của chuyên gia trong ngành của Mỹ, John McCown - người ước tính MSC đã tạo ra 26,6 tỷ euro lợi nhuận từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022, cho rằng giá trị của công ty là khoảng 100 tỷ euro (114 tỷ USD). Giáo sư Brrar cũng đề cập đến trụ sở chính của MSC tại Thụy Sĩ và nơi cư trú của gia đình Aponte tại quốc gia này và cho biết: "Sự tham gia của Italy chỉ đơn giản là thông qua nguồn gốc của MSC từ ông Aponte. Doanh nghiệp này do Thụy Sĩ sở hữu và điều hành".
Một số nhà quan sát trong ngành cho biết, MSC đã đạt được thành công lớn chủ yếu là nhờ mối quan hệ chặt chẽ của mình trong lĩnh vực chính trị và kinh doanh.
Ông Billy Mak - thuyền phó trên tàu Orient Overseas Container Line - cũng đề cập đến việc điều chỉnh đội tàu nhanh chóng của MSC vào đầu năm nay. Ông nhận định, chính sự nhanh nhẹn này đã mang lại cho công ty lợi thế trong việc nắm bắt các cơ hội như việc mua lại cảng CK Hutchison.
- Từ khóa :
- gia đình Aponte
- CK Hutchison
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược “vượt rào cản” của ngành đóng tàu Trung Quốc
06:30' - 02/04/2025
Bất kể những “cơn gió ngược” gây tác động, vị thế dẫn đầu của ngành đóng tàu Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và xu hướng phát triển bền vững của ngành này không dễ dàng bị “hạ gục”.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc trước cơ hội vàng giành lại ngôi vương ngành đóng tàu
11:41' - 30/03/2025
Hàn Quốc, từng là quốc gia dẫn đầu thế giới về đóng tàu, đã mất thị phần vào tay Trung Quốc trong những năm gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Các Big Tech trước sóng gió pháp lý
05:30' - 22/04/2025
Nền tảng tìm kiếm trực tuyến Google vừa phải hứng chịu một thất bại pháp lý quan trọng tại Mỹ, liên quan tới vụ kiện chống độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.