Cà Mau sẽ bứt phá trở thành trung tâm năng lượng khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Đồng thời xây dựng kho, cảng, đường ống dẫn khí và hệ thống FSRU; hoàn thiện kết cấu hạ tầng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giải phóng công suất các dự án nguồn năng lượng.
Đến năm 2045, Cà Mau hoàn thiện hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực được nâng cao, kinh tế công nghiệp năng lượng phát triển bền vững, thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cà Mau cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW; trong đó phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030 và tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045. Hệ thống trạm, kho nổi chứa khí và đường ống tái hóa khí nhập khẩu (hệ thống FSRU) đồng bộ đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đạt khoảng 7 triệu m3/năm vào năm 2030, và đạt khoảng 10 triệu m3/năm vào năm 2045. Tỉnh thực hiện tốt các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm tổn thất điện năng đến mức thấp nhất, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng đạt 7% vào năm 2030 và 14% vào năm 2045. Tại Chương trình Hành động số 42 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau nêu rõ quan điểm trong công tác chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là thực hiện có hiệu quả nguồn năng lượng có thế mạnh của tỉnh, như: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch phù hợp với quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau xác định rõ 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó phải kể đến nhiệm vụ phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hóa, đảm bảo tính hiệu quả, tin cậy, bền vững. Cụ thể, đối với phát triển năng lượng khí, tỉnh quan tâm thu hút đầu tư các nhà máy điện khí và khí hóa lỏng, chủ động đáp ứng tốt nhu cầu điện, các sản phẩm xăng dầu trong tỉnh và các vùng lân cận; xây dựng các hệ thống FSRU đảm bảo cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu cho các nhà máy điện khí của tỉnh và khu vực. Cà Mau đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án năng lượng tái tạo điện gió và điện năng lượng mặt trời đã được các nhà đầu tư tiếp cận, nghiên cứu, đề xuất thực hiện dự án. Tỉnh xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư nghiên cứu sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn để phát điện; nghiên cứu, đánh giá tiềm năng định hướng phát triển các dạng năng lượng tái tạo khác. Để phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Cà Mau đề xuất Trung ương đưa vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045 danh mục các dự án nguồn điện tiềm năng của tỉnh và hệ thống lưới truyền tải đồng bộ để giải phóng công suất lên lưới điện quốc gia, đảm bảo điều kiện thu hút phát triển nhanh và bền vững các dự án nguồn, lưới điện phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Cùng với đó, Cà Mau khuyến khích phát triển các dự án điện gió, mặt trời tại tỉnh, ưu tiên các dự án phù hợp với quy hoạch, đảm bảo an toàn hệ thống truyền tải; phát triển các dự án điện mặt trời áp mái và các dự án trên mặt nước, bãi bồi ven biển, kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tỉnh quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển dự án điện gió ngoài khơi gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế biển, du lịch của tỉnh. Tỉnh Cà Mau chú trọng thu hút phát triển các dự án điện khí (LNG) và đầu tư hệ thống kho lưu trữ nhiên liệu khí nổi trên biển; đề xuất các dự án điện sinh khối đồng phát từ rơm rạ, phế phẩm rừng sản xuất và nguồn rác thải đô thị, chất thải rắn. Song hành với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả, phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực, tỉnh Cà Mau quan tâm khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng, phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng, thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính... Đồng thời, tỉnh tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển ngành năng lượng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau
20:58' - 04/07/2020
Đồng chí Phạm Minh Chính đã công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2015-2020.
-
DN cần biết
Đạm Cà Mau được công nhận thuộc Top các nhà máy tiêu hao năng lượng thấp
17:36' - 26/06/2020
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) vừa được Nhà bản quyền công nghệ hàng đầu Haldor Topsoe công nhận thuộc Top các nhà máy có hiệu quả hoạt động tốt nhất về công suất trung bình theo năm.
-
Đời sống
Nghề muối ba khía Cà Mau được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
08:07' - 24/06/2020
Tối 23/6, tại huyện Ngọc Hiển, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Nghề muối ba khía.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.