Cả trẻ nhỏ và người lớn bị sởi tấn công ở khu vực phía Nam
Những ngày qua, tại khu vực phía Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, số bệnh nhân mắc sởi nhập viện đang gia tăng. Đặc biệt, bệnh sởi tấn công cả ở người lớn và trẻ nhỏ.
Quá tải vì sởi
Bác sỹ Huỳnh Thị Thúy Hoa, Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, từ tháng 1 đến tháng 8/2018, các ca sởi chỉ ghi nhận ở mức độ rải rác, tuy nhiên, từ tháng 9/2018, số ca nhập viện do sởi có dấu hiệu tăng lên.Đỉnh điểm, tháng 12/2018 có tới 266 trường hợp nhập viện do sởi. Từ đầu tháng 1/2019 đến nay, số ca nhập viện do sởi không những không "hạ nhiệt" mà còn có dấu hiệu tăng lên.
Đặc biệt, có trường hợp cả 2-3 người trong một gia đình mắc bệnh sởi.Đang chăm vợ và con cùng mắc sởi tại Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, anh Lê Hoàng Sơn, 36 tuổi, trú tại Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, cách đây một tuần, vợ anh bị sốt, đau họng. Nghĩ vợ bị cảm cúm thông thường nên anh Sơn chỉ mua thuốc uống.
Tuy nhiên, bốn ngày sau, trong khi bệnh tình của vợ không giảm bớt thì con trai 10 tuổi của anh cũng bắt đầu có triệu chứng tương tự. Anh đưa hai mẹ con đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và các bác sỹ xác định cả hai mẹ con đều mắc sởi.
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN trong sáng 14/1, Khoa Nội A đang điều trị cho 65 trường hợp mắc sởi, trong đó có 38 trẻ em và 27 người lớn. Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, từ tháng 12/2018 đến nay, trung bình có từ 20-40 ca nhập viện do bệnh sởi mỗi ngày. Khoa Nhiễm - Thần kinh có 35 bệnh nhi đang điều trị do mắc sởi.Theo bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, đa số các trường hợp nhập viện đều trong tình trạng khá nặng, có biến chứng. Trong đó, có bốn trường hợp phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt và một trường hợp chỉ mới 25 ngày tuổi.
Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng đang tiếp nhận điều trị cho 61 bệnh nhi mắc sởi, trong đó có năm trường hợp phải hỗ trợ thở máy. Bác sỹ Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 đánh giá, đáng lo ngại nhất là trường hợp trẻ em mắc sởi có các bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi mãn tính... bởi sởi sẽ tiến triển nhanh dẫn đến bệnh nặng và kéo dài.Bệnh sởi quay trở lại theo chu kỳ
Ngoài trẻ em, năm nay các bác sỹ cũng ghi nhận có đến 50% ca bệnh là người lớn. Đặc biệt, có nhiều trường hợp thai phụ mắc bệnh sởi.Trong khi đó, bệnh sởi là căn bệnh khá nguy hiểm với các đối tượng này, có thể khiến họ sinh non hoặc thai lưu.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, tính từ tháng 10/2018 đến nay, đã có bảy thai phụ mắc sởi, trong đó ba trường hợp phải chấm dứt thai kỳ. Không chích ngừa đầy đủ mũi tiêm sởi - rubella trước khi mang thai là nguyên nhân chính khiến thai phụ mắc sởi gia tăng.
Đang mang thai ở tuần thứ 12, một tuần trước, chị Võ Thị Thanh Thúy, 31 tuổi, ngụ tỉnh Long An bỗng dưng bị sốt và thấy đau nhức người.Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh sởi chị Thúy được chuyển thẳng lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Chị cho biết, trước khi mang thai không hề chích ngừa bất cứ vắc xin nào, trong đó có bệnh sởi.
Lý giải nguyên nhân gia tăng bệnh nhân mắc sởi những ngày cuối năm 2018 đầu năm 2019, bác sỹ Huỳnh Thị Thúy Hoa, Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm thường lặp lại sau chu kỳ 4-5 năm.Vì sao có chu kỳ này, theo bác sỹ Hoa, tính trung bình trong một năm có khoảng 20% trẻ chưa được chích ngừa hoặc chích ngừa nhưng không tạo miễn dịch (khả năng tạo miễn dịch của vắc xin sởi khoảng 85%), do đó, cứ khoảng 4-5 năm, số trẻ chưa có miễn dịch này cộng dồn lại sẽ tạo nên một đợt dịch lớn.
Cụ thể, năm 2014, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ghi nhận có 2.596 ca sởi. Do đó, dự báo số ca mắc sởi sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Ngoài yếu tố chu kỳ, theo bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, đang có một lỗ hổng tiêm chủng trong cộng đồng khiến dịch sởi quay trở lại.Mỗi năm, khoảng 7-10 trẻ trong một địa phương không chích ngừa, năm năm sau sẽ có gần 50 trẻ không có miễn dịch.
Lúc đó, chắc chắn những trẻ này sẽ mắc bệnh và lây lan cho người khác. “Khi tỷ lệ chích ngừa trong cộng đồng không đạt độ bao phủ để tạo miễn dịch thì chắc chắn dịch bệnh sẽ quay trở lại”, bác sỹ Khanh phân tích.
Theo bác sỹ Trương Hữu Khanh, ở khu vực phía Nam, bệnh sởi thường rải rác quanh năm, các tháng mưa lạnh có thể tăng cao hơn.Bệnh do siêu vi trùng trong đường hô hấp gây ra nên thường có các triệu chứng ban đầu là sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ, sưng. Khoảng 3-4 ngày sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ đặc trưng của sởi ở mặt, sau đó lan xuống tai, ngực, bụng rồi đến tay, chân.
Trước tình hình bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, các bác sỹ khuyến cáo, trẻ em và người lớn cần chích ngừa vắc xin sởi đầy đủ để tránh mắc bệnh cũng như lây bệnh trong cộng đồng. Bệnh lây qua đường hô hấp, có thể điều trị cách ly tại nhà hoặc nhập viện theo chỉ định của bác sỹ. Khi mắc bệnh sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc với những người chưa mắc bệnh. Thời điểm dễ lây bệnh nhất là hai ngày trước khi phát ban và bốn hoặc năm ngày sau khi phát ban. Đặc biệt, phụ nữ có thai hoặc trẻ em có biến chứng viêm tai giữa hay viêm phổi khi bị nghi mắc sởi thì cần được đưa đến các bệnh viện chuyên khoa để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm về sau./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều trẻ nhập viện vì bệnh sởi, đa số chưa được tiêm phòng
17:44' - 01/09/2018
Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong tháng 8/2018 ghi nhận nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh sởi nhập viện tại các bệnh viện nhi trên địa bàn thành phố.
-
Đời sống
Cảnh báo bệnh sởi gia tăng do thiếu tiêm phòng
11:28' - 23/08/2018
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang cảnh báo sự gia tăng đáng kể dịch bệnh sởi tại các nước châu Âu trong nửa đầu năm 2018. Ở Việt Nam đầu năm 2018 cũng ghi nhận nhiều ca bệnh sởi.
-
Kinh tế & Xã hội
Điều cần làm để phòng bệnh sởi cho trẻ
11:16' - 03/08/2018
Để phòng bệnh hiệu quả, cần chủ động đưa trẻ trong độ tuổi (9 tháng - 2 tuổi) chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 1-14 tuổi tiêm vắc xin Sởi –Rubella đầy đủ, đúng lịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 17/4
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 17/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 17/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 16/4
05:00' - 16/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 16/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 16/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Chuỗi nhà hàng Saizeriya mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 5 tới
19:40' - 15/04/2025
Theo thông báo của Saizeriya, cửa hàng sẽ được mở tại trung tâm mua sắm "GIGA MALL" vào đầu tháng Năm.
-
Đời sống
Đồng bào Khmer Hậu Giang rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây
16:19' - 15/04/2025
Năm 2025, đồng bào Khmer tỉnh Hậu Giang đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2025 trong niềm vui mùa màng bội thu, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
-
Đời sống
“Staycation” Ở Hà Nội - Gợi ý 5 trải nghiệm hay ho dịp nghỉ lễ 30/4
14:33' - 15/04/2025
Dưới đây là 5 gợi ý trải nghiệm “đổi gió” cực chill ngay tại Thủ đô mà bạn không nên bỏ lỡ!
-
Đời sống
Du lịch dịp lễ 30/4 cho gia đình có trẻ nhỏ - Top 5 điểm đến lý tưởng gần Hà Nội
11:07' - 15/04/2025
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đang đến gần, đây là thời điểm lý tưởng để các gia đình “xả hơi”, tận hưởng không khí thư giãn sau chuỗi ngày học tập, làm việc căng thẳng.
-
Đời sống
Top những điểm check-in hoa gạo đẹp nhất tại Hà Nội
11:04' - 15/04/2025
Những địa điểm ngắm hoa gạo nổi bật nhất tại Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ mùa này.
-
Đời sống
Mỹ đình chỉ hơn 2 tỷ USD tài trợ liên bang cho Đại học Harvard
08:37' - 15/04/2025
Đại học Harvard cho biết trường đang tìm cách vay 750 triệu USD từ Phố Wall nhằm bù đắp các thiệt hại tài chính trước nguy cơ bị cắt toàn bộ khoản tài trợ liên bang.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 15/4
05:00' - 15/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 15/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 15/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.