Các công ty viễn thông Nhật Bản quan ngại về thương vụ lịch sử của NTT
Đồng thời các công ty này cũng cảnh báo thương vụ trên sẽ "ngăn cản cạnh tranh công bằng". Vào tháng 9/2020, NTT – công ty viễn thông có sự "chống lưng" của Chính phủ Nhật Bản - đã công bố kế hoạch mua số cổ phần còn lại của NTT Docomo với giá trị dự kiến ở mức kỷ lục 40 tỷ USD.
NTT hiện nắm giữ 66% cổ phần của NTT Docomo và Giám đốc điều hành (CEO) của công ty cho rằng động thái này sẽ nâng cao "khả năng cạnh tranh và tăng trưởng".
Tuy nhiên, vào ngày 11/11, 28 công ty viễn thông Nhật Bản bao gồm các đối thủ của Docomo là SoftBank Corp và KDDI đã gửi một lá thư chung tới Bộ trưởng Truyền thông Nhật Bản để phản đối động thái này. Họ lập luận rằng việc biến NTT Docomo trở thành một công ty hoàn toàn thuộc sở hữu của NTT "sẽ tạo ra một thế lực mạnh mẽ thống trị thị trường". Điều này sẽ ngăn cản cạnh tranh công bằng trên thị trường viễn thông Nhật Bản và lợi ích người tiêu dùng có thể bị tổn hại. Bức thư chung kêu gọi Bộ trưởng Truyền thông "thiết lập các biện pháp để bảo vệ môi trường cạnh tranh bình đẳng, đồng thời hướng dẫn và đảm bảo sự tuân thủ những biện pháp đó”. Thương vụ của NTT diễn ra trong bối cảnh tình hình cạnh tranh trên lĩnh vực viễn thông Nhật Bản gia tăng mạnh mẽ, với mạng 5G đang trên đà phát triển và áp lực từ Chính phủ buộc các công ty Nhật Bản phải cắt giảm giá dịch vụ điện thoại di động. Nếu có thể kiểm soát hoàn toàn NTT Docomo, NTT có thể nhanh chóng đẩy giá dịch vụ di động xuống, buộc các đối thủ cạnh tranh phải làm theo. Song những người đứng đầu của cả hai công ty đều phủ nhận rằng áp lực về giá cả là yếu tố thúc đẩy thỏa thuận này. Việc mời thầu đã bắt đầu vào tháng Chín và vẫn mở cho đến ngày 16/11, trong khi thương vụ mua lại của NTT dự kiến sẽ được hoàn tất vào khoảng tháng 3/2021./.Tin liên quan
-
DN cần biết
4 dịch vụ viễn thông bắt buộc phải quản lý chất lượng theo quy chuẩn
07:00' - 09/11/2020
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 32/2020/TT-BTTTT quy định Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng, có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2020.
-
Doanh nghiệp
Viettel điểm đến hàng đầu của nhân lực công nghệ thông tin, viễn thông
09:38' - 27/10/2020
Viettel là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020 trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Hạ tầng - Viễn thông. Đây là lần thứ 4 liên tiếp, Viettel được vinh danh ở hạng mục này do Anphabe công bố.
-
Công nghệ
Ba hãng viễn thông lớn của Nhật Bản cam kết giảm cước phí di động
08:35' - 11/10/2020
SoftBank Corp. thông báo tập đoàn này đang xem xét một cách nghiêm túc yêu cầu giảm cước viễn thông di động của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga.
-
Công nghệ
SoftBank Group sắp bán 12,5 tỷ USD cổ phần tại nhánh viễn thông Nhật Bản
22:17' - 28/08/2020
SoftBank Group ngày 28/8 cho biết rằng họ sẽ bán lượng cổ phần trị giá khoảng 12,5 tỷ USD tại công ty viễn thông Nhật Bản SoftBank Group Corp khi tập đoàn này đang đẩy mạnh dự trữ tiền mặt.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Intel có thể từ bỏ công nghệ 18A để cạnh tranh với TSMC
08:24'
Tân Giám đốc điều hành (CEO) của Intel, ông Lip-Bu Tan, đang xem xét một sự thay đổi mang tính chiến lược đối với mảng kinh doanh gia công chip của công ty nhằm thu hút các khách hàng lớn.
-
Công nghệ
Khử mặn nước biển để cứu nông nghiệp giữa hạn hán lịch sử
15:56' - 03/07/2025
Giữa vùng đất khô hạn Chtouka của Maroc, những cánh đồng cà chua bi vẫn xanh tươi nhờ một nguồn nước duy nhất nước biển đã qua khử mặn.
-
Công nghệ
Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên để đẩy mạnh AI
09:45' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Microsoft - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ - thông báo cắt giảm khoảng 9.100 nhân viên, đánh dấu đợt cắt giảm lao động lớn nhất của công ty kể từ năm 2023.
-
Công nghệ
Long An: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực số hóa
07:30' - 03/07/2025
Thông qua việc ứng dụng công nghệ số (blockchain, mã QR) trong truy xuất nguồn gốc nông sản, Long An hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp, quảng báo sản phẩm OCOP.
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34' - 02/07/2025
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30' - 02/07/2025
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
-
Công nghệ
Spotify sẽ cho phép người dùng cá nhân hóa danh sách phát nhạc
07:30' - 02/07/2025
Spotify đã định hình lại cách mọi người nghe nhạc trong một thế giới đa âm sắc, mang lại những cảm xúc và trải nghiệm chưa từng có.
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30' - 01/07/2025
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30' - 01/07/2025
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.