Các cuộc tấn công nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia: Một mũi tên trúng nhiều đích
Hậu quả là trong phiên giao dịch 16/9, giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1991, với giá dầu thô Brent có lúc đã tăng tới hơn 19% lên 71,95 USD/thùng, trong khi giá dầu West Texas Middle tăng 15% lên 63,34 USD/thùng.
Vụ tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ trọng yếu của Saudi Arabia trong ngày 14/9 đã khiến sản lượng dầu của nước này giảm 5,7 triệu thùng/ngày, tương đương gần 6% nguồn cung dầu thô thế giới. Vụ tấn công khiến giá dầu thế giới tăng vọt, buộc Mỹ phải mở các kho dự trữ dầu chiến lược của mình để ổn định nguồn cung.
Lực lượng Houthi tại Yemen thừa nhận đã thực hiện vụ tấn công trên, song Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc Iran tấn công vào các nhà máy lọc dầu này của Saudi Arabia. Mặc dù vậy, Iran đã bác bỏ cáo buộc của Ngoại trưởng Mỹ và cho rằng Washington đang viện lý do để trả đũa nước Cộng hòa Hồi giáo này.
* Sự trở lại của các kịch bản rủi ro cao
Saudi Arabia không đi sâu vào bất kỳ chi tiết nào về các cuộc tấn công và cho biết không có thương vong. Bộ trưởng Năng lượng đồng thời là Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết một phần của sự sụt giảm trong sản xuất sẽ được bù đắp bằng cách khai thác các cơ sở lưu trữ khổng lồ. Vương quốc này là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới với quy mô vận chuyển hơn 7 triệu thùng mỗi ngày.
Saudi Arabia cho biết cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến sản lượng 5,7 triệu thùng/ngày, hoặc tương đương gần một nửa sản lượng dầu của họ. Vấn đề quan trọng hơn là sự gián đoạn này sẽ kéo dài trong bao lâu. Không rõ liệu cuộc tấn công có liên quan đến vũ khí hoặc tên lửa không người lái hoặc một sự kết hợp giữa chúng hay không.
Kích thước tuyệt đối của cơ sở Abqaiq - rộng hơn 1 dặm vuông (khoảng 2,59 km vuông) - khiến người ta khó có thể tưởng tượng được điều gì ngoài một cuộc tấn công tinh vi hoặc cực kỳ phức tạp mới có thể buộc nơi này phải ngưng hoạt động trong một thời gian dài. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta vẫn chưa nắm rõ tình hình. Điều đó khiến chúng ta phải cộng thêm một vài khoản phí rủi ro cho giá dầu.
Saudi Arabia dự kiến khai thác nguồn dầu dự trữ để hoạt động xuất khẩu có thể tiếp tục diễn ra bình thường trong tuần này. Tuy nhiên, Michael Tran, Giám đốc điều hành chiến lược năng lượng tại RBC Capital Market ở New York, cho biết, ngay cả khi việc xuất khẩu bình thường trở lại nhanh chóng thì mối đe dọa của vụ tấn công gây ảnh hưởng đến 6% sản lượng dầu toàn cầu đã không còn là giả thuyết.
* Đích nhắm về kinh tế, quân sự và quan hệ liên minh
Điều đáng chú ý hơn cả là bất luận ai là người thực hiện vụ tấn công, câu hỏi được đặt ra lúc này là tại sao vụ tấn công cơ sở dầu mỏ lại xảy ra trong bối cảnh hiện nay?
Hệ quả trước mắt của vụ tấn công là sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới - bị sụt giảm mạnh, buộc Tổng thống Donald Trump phải thông báo mở kho dự trữ của Mỹ để đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới.
Theo giới quan sát, vụ tấn công cơ sở dầu hỏa của Saudi Arabia mà Iran bị cáo buộc là thủ phạm chính nhắm đến ba mục tiêu chính đó là kinh tế, quân sự và liên minh giữa Riyad và Washington.
Trên bình diện kinh tế, vụ tấn công có mục đích đánh thẳng vào “hầu bao” của Riyad. Dầu mỏ chiếm đến 80-90% nguồn thu của Saudi Arabia. Trong những năm gần đây, Riyad bắt đầu gặp khó khăn về kinh tế, cán cân ngân sách bắt đầu bị thâm thủng. Từ một nước luôn trong tình trạng bội thu, Saudi Arabia đã bắt đầu đi vay nợ.
Hoàng thái tử Saudi Arabia Mohamed Ben Salman, khi đề ra chương trình cải cách kinh tế “Tầm nhìn 2030” - trong đó có việc giảm bớt nợ vay và đa dạng hóa các nguồn thu - đã có kế hoạch đưa tập đoàn dầu hỏa quốc gia Aramco lên sàn chứng khoán vào năm 2020-2021.
Tuy nhiên, việc hai nhà máy bị tấn công đã làm lộ rõ những yếu kém về an ninh của những cơ sở sản xuất dầu tại Saudi Arabia, bất chấp việc đã có đến hàng tỷ USD đầu tư vào các hệ thống phòng không tinh vi. Tiến trình cổ phần hóa tập đoàn Aramco có nguy cơ bị trì hoãn do các nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy bất an.
Khi đánh vào “túi tiền” của Saudi Arabia, phải chăng còn một mục tiêu nữa là muốn làm suy yếu năng lực quân sự của Riyad? Bên cạnh đó, vụ tấn công này còn nhằm “thử lửa” mối quan hệ đồng minh Mỹ-Saudi Arabia.
Điều dễ nhận thấy nhất là thị trường dầu mỏ đã bước vào một giai đoạn mới và đầy nguy hiểm. Trong ngắn hạn, chi phí rủi ro kết hợp với sự thiếu thốn dầu của Saudi Arabia sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất khác (bao gồm cả các nhà khai thác đá phiến ở Mỹ đang gặp khó khăn). Tuy nhiên, khi sự tăng trưởng trong tiêu dùng suy giảm, một khoản thuế địa chính trị còn có thể tạo thêm nhiều áp lực hơn nữa.
Ngoài ra, chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa sẽ diễn ra các cuộc họp kín ở Iowa trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, vốn sẽ được xác định phần lớn bởi việc liệu Mỹ có thể tránh một cuộc suy thoái tiềm tàng hay không và nếu tránh được thì là trong bao lâu.
* Nguy cơ leo thang thành cuộc chiến quân sự?
Căng thẳng ở khu vực dầu mỏ vùng Vịnh đã leo thang đáng kể trong năm nay, sau khi ông Trump áp đặt lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với Iran nhằm ngăn chặn hoàn toàn việc xuất khẩu dầu của nước này. Trong nhiều tháng, các quan chức Iran đã đưa ra nhiều đe dọa gián tiếp, nói rằng nếu Tehran bị chặn xuất khẩu dầu, các quốc gia khác cũng sẽ không thể làm được việc này.
Ngày 14/9, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, người ủng hộ đường lối chính sách đối ngoại cứng rắn cho rằng Mỹ nên xem xét việc tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Iran sau cuộc tấn công của nhóm phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn nhằm vào các nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia.
Vậy, liệu có phải Mỹ sẽ thật sự dùng đến giải pháp quân sự chống Iran hay không? Theo ông Donald Trump, chỉ cần Saudi Arabia xác nhận Iran chính là thủ phạm thì Mỹ “sẵn sàng đáp trả”.
Cội nguồn liên minh giữa Mỹ và Saudi Arabia dựa trên nguyên tắc “dầu hỏa đổi lấy bảo đảm an ninh”. Hiệp ước Quincy năm 1945 cho phép Mỹ được độc quyền tiếp cận nguồn dầu hỏa để đổi lấy việc bảo đảm quân sự cho Vương quốc Arập này. Mặc dù vậy, với việc phát triển khai thác dầu đá phiến, Mỹ gần như không còn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các cuộc tấn công nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia có tác động thế nào đến kinh tế Mỹ?
05:30' - 20/09/2019
Theo bài viết đăng trên Wall Street Journal, các chuyên gia kinh tế nhận định cuộc tấn công mới nhất nhằm vào các cơ sở sản xuất dầu của Saudi Arabia không tác động trực tiếp nhiều tới nền kinh tế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kêu gọi điều tra khách quan vụ tấn công cơ sở dầu mỏ ở Saudi Arabia
18:15' - 19/09/2019
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/9 kêu gọi một cuộc điều tra "khách quan" về các vụ tấn công nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia.
-
Kinh tế Thế giới
Liên hợp quốc sẽ điều tra vụ tấn công cơ sở lọc dầu ở Saudi Arabia
07:01' - 19/09/2019
Nguồn tin ngoại giao cho biết, các chuyên gia Liên hợp quốc sẽ tới Saudi Arabia để điều tra quốc tế đối với các vụ tấn công vào các cơ sở lọc dầu hồi cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm trở lại do Saudi Arabia nỗ lực khôi phục sản lượng dầu
08:47' - 18/09/2019
Giá dầu thế giới giảm khoảng 6% trong ngày 17/9 sau khi Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, cho biết nước này nỗ lực khôi phục nguồn cung dầu mỏ như cũ.
-
Doanh nghiệp
Saudi Arabia tuyên bố sẽ khôi phục sản lượng dầu mỏ vào cuối tháng 9
08:19' - 18/09/2019
Ngày 17/9, Saudi Arabia tuyên bố sản lượng dầu của nước này sẽ trở lại mức bình thường vào cuối tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Các khách hàng của Saudi Arabia vẫn đứng vững nhờ các nguồn cung thay thế
14:42' - 17/09/2019
Sau vụ tấn công vào các cơ sở lọc dầu ở Saudi Arabia hồi cuối tuần qua, các nhà máy lọc dầu ở châu Á đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13'
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06'
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34'
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12'
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.