Các doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào ngành công nghiệp Việt Nam
Tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu là tiềm năng to lớn giúp tăng cường
hơn nữa mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn được xem là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mỗi nước.
Đây là nhận định chung của các diễn giả tham dự Hội nghị xúc tiến thương mại-đầu tư song phương theo hình thức trực tuyến, với chủ đề “Thúc đẩy cơ hội hợp tác thương mại-đầu tư giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam-Ấn Độ”, do Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với chính quyền bang Uttar Pradesh, Hiệp hội Công nghiệp Ấn Độ (IIA), cơ quan trực thuộc Bộ Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Ấn Độ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (HANOISME) tổ chức chiều 25/2. Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch IIA Pankaj Gupta cho rằng một số doanh nghiệp lớn của Ấn Độ như Adani Group, Mahindra, tập đoàn hóa chất SRF và tập đoàn năng lượng tái tạo Suzlon đã thể hiện sự quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam.Các ngành công nghiệp Ấn Độ cũng có thể tìm kiếm tiềm năng thiết lập doanh nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, thăm dò khoáng sản, hóa chất nông nghiệp, sản xuất đường, chè, cà phê, công nghệ thông tin và linh kiện ô tô.
Hiện Việt Nam đang áp dụng những ưu đãi hấp dẫn cho đầu tư như khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, chính sách đầu tư thuận lợi, nhiều hiệp định thương mại tự do, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, chính trị ổn định, chi phí lao động thấp và lực lượng lao động trẻ.
Tuy nhiên, theo các diễn giả, hiện vẫn còn không ít thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, trong đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và các ngành tài nguyên quý khác có liên quan phải chịu mức thuế suất doanh nghiệp cao từ 32-50%.Các nhà đầu tư cũng cần phải sẵn sàng để đáp ứng một loạt yêu cầu về việc thành lập công ty tại Việt Nam. Hơn nữa, tất cả giấy tờ thủ tục đều phải viết bằng tiếng Việt và tất cả giấy tờ nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt được chứng thực.
Do đó, ngôn ngữ cũng có thể là một yếu tố gây trở ngại. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào tiền mặt nhiều nhất trên thế giới. Hơn 90% tất cả các giao dịch trong nước được thực hiện bằng tiền mặt vì thiếu máy ATM và các hệ thống giao dịch đáng tin cậy.
Cũng theo ông Gupta, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) là xương sống và là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ. Đã có 63,4 triệu MSME được thành lập ở Ấn Độ, đóng góp khoảng 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước thông qua thương mại quốc gia và quốc tế.Chính phủ Ấn Độ đang đặt mục tiêu tăng 50% tỷ lệ đóng góp này. Trong khi đó, các MSME tạo ra 110 việc làm và chiếm 48% tổng lượng xuất khẩu của Ấn Độ. Gần đây, trước tình hình kinh tế khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, Chính phủ Ấn Độ đã công bố các chương trình khác nhau trong khuôn khổ sáng kiến “Ấn Độ tự lực” để hỗ trợ các MSME.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, tính đến tháng 12/2020, Ấn Độ có gần 300 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 900 triệu USD, đứng thứ 26 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cho rằng các doanh nghiệp Ấn Độ cần tận dụng những lợi thế của Việt Nam để tăng cường đầu tư vào nước này do vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Đại sứ nhấn mạnh, Việt Nam có môi trường chính trị, kinh tế ổn định, mối quan hệ song phương không ngừng phát triển, giữa hai nước đã thiết lập các đường bay thẳng tạo thuận lợi cho hoạt động thông thương, trao đổi.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là trụ cột trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ và đặc biệt, Việt Nam vừa có ban lãnh đạo mới, với những mục tiêu phát triển và kế hoạch hành động mới sẽ mang đến những cơ hội tốt để phát triển thương mại-đầu tư song phương.
Đại sứ lưu ý, Việt Nam và Ấn Độ có một điểm tương đồng là số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa rất nhiều. Các doanh nghiệp này là thành tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển ở mỗi nước. Tuy nhiên, do tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến còn hạn chế, hai nước cần quan tâm, hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường hợp tác đầu tư-kinh doanh.Đại sứ cũng khuyến nghị một số lĩnh vực mà hai nước có tiềm năng hợp tác phát triển lớn như công nghiệp phụ trợ, sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, nguyên vật liệu dệt may da giày và thiết bị gia dụng./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhiều cơ hội đầu tư tại Việt Nam cho các doanh nghiệp Ấn Độ
07:41' - 26/02/2021
Theo Cục Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, tính đến tháng 12/2020, Ấn Độ có gần 300 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 900 triệu USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.