Các doanh nghiệp dệt may quốc tế có xu hướng rời Trung Quốc
Lí do là vì giá nhân công, nguyên vật liệu và năng lượng đi lên đã khiến hoạt động sản xuất tại “công xưởng” hàng đầu thế giới này ngày càng đắt đỏ.
Theo các số liệu chính thức từ Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) và Phòng Thương mại về xuất - nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc, ngành công nghiệp dệt may đã tạo việc làm cho 4,6 triệu người, đóng góp 10% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với giá trị xuất khẩu khoảng 284 tỷ USD trong năm 2015.Vì thế vị thế đứng đầu thế giới trong ngành dệt may của Trung Quốc là không thể tranh cãi.
Tuy nhiên, tiền lương cho công nhân tại Trung Quốc đang tăng trung bình hơn 12% mỗi năm, cao hơn mức tăng trưởng của nền kinh tế và không còn đủ rẻ để có thể là lợi thế cạnh tranh.Thêm vào đó, ngành dệt may Trung Quốc đang phải đối mặt với giá nguyên liệu đầu vào như bông và len đi lên, thiết bị sản suất bị áp mức thuế cao, và những quy định về bảo vệ môi trường mới khiến họ phải chi ra nhiều hơn.
Tiền công theo giờ của công nhân dệt may Trung Quốc trong năm 2016 là 3,52 USD/giờ, thấp hơn nhiều so với mức 27.25 USD/giờ tại Italy. Tuy nhiên, lương của công nhân Trung Quốc đã tăng 25% tính từ 2014 đến nay, trong khi tại Italy chỉ tăng 9% trong cùng thời kỳ. Theo Giám đốc điều hành của Tập đoàn dệt may Wah Fung Group, Shiu Lo Mo-ching, một khi giá nhân công tại Trung Quốc không thấp như trước, việc vận chuyển nguyên liệu từ châu Âu đến Trung Quốc và nhập hàng ngược trở về trở nên kém hấp dẫn hơn.Điều này khiến việc chuyển hoạt động sản xuất trở về châu Âu hay các địa bàn khác là xu thế tất yếu.
Thêm nữa, sự gần gũi về địa lý cũng là một lợi thế khi các hãng thời trang phương Tây đang phải chịu sức ép đẩy nhanh tốc độ giới thiệu các bộ sưu tập, còn khách hàng ngày càng muốn các nhãn hàng xây dựng phong cách theo ý mình.Vì thế nguồn hàng của họ phải gần hơn và vận chuyển nhanh hơn. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh của các nhà cung cấp nguyên liệu Italy.
Ngoài ra, các nhà sản xuất đồ may mặc cũng đang đối mặt với những lo ngại của khách hàng về xuất xứ hàng hóa, và họ cũng muốn tránh những rủi ro tiềm tàng cho nhãn hàng của mình.Một số hãng thời trang may mặc quốc tế đã chuyển sang dùng vải len Italy và in tên xưởng sản xuất lên nhãn hang, nhằm tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Trong kế hoạch 5 năm đối với ngành dệt may công bố hồi tháng 9/2016, Chính phủ Trung Quốc thừa nhận việc giá thành sản xuất tăng đã làm lợi thế cạnh tranh quốc tế của nước này suy giảm.Đồng thời, ngành dệt may Trung Quốc phải đối mặt với bất lợi khác từ các nước phát triển – như Italy – với công nghệ cao hơn và các nước đang phát triển do mức lương rẻ hơn.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ tìm kiếm cơ hội cung cấp máy móc dệt may cho Việt Nam
15:09' - 07/10/2016
Giám đốc điều hành Hiệp hội Máy móc và Thiết bị dệt may Ấn Độ cho biết, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đang tích cực tìm kiếm cơ hội xuất khẩu máy móc, thiết bị dệt may vào Việt Nam.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may Mexico tìm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam
15:28' - 23/08/2016
Trong trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mexico, thương mại của hàng dệt may được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng đột phá trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico "để mắt" tới lĩnh vực dệt may của Việt Nam
10:56' - 21/08/2016
Theo chương trình, đoàn doanh nghiệp Mexico dự kiến sẽ thăm 7 nhà máy và một khu công nghiệp dệt may nhằm phân tích và nghiên cứu quy trình từ sản xuất sợi đến các sản phẩm may mặc của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo tại Việt Nam
19:53' - 18/05/2025
Theo tin từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tháng 9 năm nay, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Giao thương quốc tế ngành chế tạo (FCB ASEAN 2025).
-
DN cần biết
Tencent tăng cường đầu tư vào AI, quyết tâm “vươn ra biển lớn”
15:02' - 18/05/2025
Tập đoàn Internet khổng lồ Tencent của Trung Quốc đã cam kết tăng cường đầu tư toàn diện vào trí tuệ nhân tạo (AI) và tiếp tục mở rộng các khoản đầu tư ở nước ngoài.
-
DN cần biết
FDA giám sát chặt phụ gia thực phẩm
13:06' - 16/05/2025
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang lên kế hoạch mở rộng đánh giá phụ gia thực phẩm và nhắm vào các chất bảo quản và hóa chất được sử dụng làm chất tẩy trắng và chất điều chỉnh bột.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
20:00' - 15/05/2025
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp của Pháp sẵn sàng đón nhận cơ hội đầu tư kinh doanh mới tại Việt Nam
19:59' - 15/05/2025
Pháp và các đối tác quốc tế đánh giá rất cao những tiềm năng hiện nay của Việt Nam, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được cũng như những kế hoạch phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.