Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
Trong trận tuyến ấy, nếu chỉ một mình doanh nghiệp kiên cường ở "tuyến đầu", thì phần thua gần như đã được định đoạt.
Doanh nghiệp khó phát triển vì bị giả liên tục
Từ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến võng xếp, mũ thời trang, bất kể ngành hàng nào cũng có thể trở thành "nạn nhân". Hàng giả không chỉ dừng lại ở mẫu mã mà còn giả cả thành phần, chất lượng, giấy kiểm định. Cá biệt, có sản phẩm đăng ký 34 chất thì kiểm nghiệm chỉ còn 17, chất chủ lực thì chỉ đạt 70% tiêu chuẩn, vi phạm rõ ràng Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, rất nhiều doanh nghiệp Việt rất chật vật chen chân trên "sân nhà", bởi "cỏ dại" quá nhiều, hàng thật vừa ra mắt, hàng giả đã tràn lan.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty Thời trang Nón Sơn, phát triển thương hiệu đã khó, bảo vệ thương hiệu còn khó hơn trước nạn hàng giả nhức nhối. 30 năm có mặt trên thị trường cũng là từng ấy thời gian Nón Sơn phải đấu tranh quyết liệt với hàng giả. Thiệt hại về doanh thu có thể đong đếm, nhưng thiệt hại về uy tín và lòng tin của người tiêu dùng thì không thể cân đo.
Ông Tý cho biết: Thủ đoạn dễ thấy của các đối tượng làm giả là mua sản phẩm thật đi kiểm nghiệm, sau đó về sản xuất giả với tem chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đã được cấp. Nhà xưởng sản xuất thường đặt ở địa bàn vắng vẻ, khi giao hàng cũng lựa chỗ ít người, lực lượng chức năng khó lần theo dấu vết, hoặc có thấy cũng là nơi đồng không nhà trống.
"Các đối tượng lẩn tránh rất tinh vi, nhưng bằng biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng cũng truy ra, gần đây nhất đã bắt được 4 vụ vi phạm thương hiệu Nón Sơn. Phức tạp nhất hiện nay với chúng tôi là nạn hàng giả trên thương mại điện tử. Khi chúng tôi phát hiện sản phẩm bị bán tràn lan, đã gửi đơn thư yêu cầu xử lý, nhưng đến lúc lực lượng chức năng vào cuộc thì hàng giả đã tung ra thị trường với số lượng khổng lồ. Rất nguy hại cho những đơn vị sản xuất chân chính", ông Tý bức xúc bày tỏ.
Thêm vào đó, hàng nhái thường bị đưa về vùng sâu, vùng xa, nơi người dân chưa có cơ hội tiếp cận với hàng hóa chính hãng, hoặc mập mờ, giá rẻ để đánh lừa người tiêu dùng. Quá trình từ khi doanh nghiệp phát hiện hàng giả, mang đi kiểm định, làm bằng chứng để tố cáo mất ít nhất 6 tháng, đủ để các đối tượng làm giả tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa. Doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép, vừa mất doanh thu, vừa tốn chi phí, thời gian để lần theo dấu vết và tìm kiếm bằng chứng tố cáo. Có các doanh nghiệp thậm chí phải chịu "bó tay" vì không đủ nguồn lực theo đuổi kiện tụng.
"Doanh nghiệp chúng tôi tuyệt vọng trong cuộc chiến hàng gian, hàng giả, gần đây có sự quản lý toàn diện thì niềm tin chống hàng giả mới nhen nhóm trở lại. Hơn 20 năm qua, võng xếp Duy Lợi bị xâm hại, làm giả, làm nhái rất nhiều, là thương hiệu có độ nhận diện lớn, nhưng khó mở rộng vì bị ảnh hưởng quá lớn từ hàng giả. Chúng tôi mong cơ quan chức năng tiếp nhận thông tin gọn gàng, xử lý răn đe mạnh tay thì chúng tôi mới phát triển được", bà Phạm Bảo Ân, đại diện thương hiệu võng xếp Duy Lợi chia sẻ.
Không thể để doanh nghiệp đơn độc
Tuyên chiến với hàng giả nhưng các doanh nghiệp vẫn đang chật vật. Ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty Thời trang Nón Sơn cho biết: "Chúng tôi phải tự cứu lấy mình trước, bằng cách thành lập đội chuyên trách thường xuyên khảo sát thị trường, sau đó thông tin phối hợp với lực lượng thực thi để "đánh án".
Kiên quyết không sống chung với hàng giả, phải truy cùng đuổi tận, chúng tôi cũng phải đầu tư nguồn lực để nâng chất lượng sản phẩm, sản xuất những phụ kiện tinh vi hơn, thay đổi kiểu dáng, khuôn mẫu, thiết kế tinh xảo, bắt mắt và hợp thị hiếu hơn; đầu tư công nghệ, sử dụng tem truy xuất CHG để minh bạch thông tin, giúp người tiêu dùng khi đã lựa chọn hàng chính hãng là tin tưởng".
Để chặn hàng giả, doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, từ bao bì in ấn bên ngoài đến kiểu dáng, thương hiệu, tăng cường truyền thông quảng bá nhận diện mới và tiếp cận người tiêu dùng, sản phẩm càng sắc nét, cầu kỳ, đối tượng càng khó làm giả.
Tuy nhiên, "trận chiến" giữa doanh nghiệp chân chính với hàng giả hàng nhái vô cùng gian nan, mệt mỏi và tốn kém nguồn lực của doanh nghiệp, thiệt hại cho nhà nước và xói mòn niềm tin thị trường, sự an toàn cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp dù kiên cường ở "tuyến đầu", lực lượng chức năng mạnh tay truy quét, nhưng người tiêu dùng dễ dàng thỏa hiệp, thì sẽ không có chiến thắng.
Trả lời câu hỏi: "Tại sao lực lượng chức năng kiểm tra thường xuyên, liên tục mà hàng giả, hàng nhái vẫn tồn tại, liệu có lỗ hổng nào không?", Nguyễn Tiến Đạt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Luật pháp bao giờ cũng đi sau thực tế, dù luật pháp đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng cần thời gian, trong khi các đối tượng vi phạm không chỉ thủ đoạn, tinh vi trong chiêu thức làm giả, làm nhái, mà còn nghiên cứu rất kỹ pháp luật Việt Nam, lợi dụng khe hở để "lách" luật, chỉ cần đứng lệch quy định một chút là đã làm khó cho lực lượng chức năng.
Ông Đạt cũng thừa nhận những khó khăn trong quá trình truy vết vi phạm, nhất là trên môi trường thương mại điển tử ẩn danh. Thêm vào đó, căn cứ xử phạt phải đến từ kết quả kiểm nghiệm của bên thứ 3, kéo dài thời gian và hậu quả là khó triệt tận gốc hàng giả ngay từ khi mới manh nha phát tán.
Theo ông Trần Giang Khuê, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh, các vi phạm sở hữu trí tuệ phổ biến hiện nay là vi phạm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý và sáng chế. "Để chấm dứt tình trạng này không thể làm theo đợt, theo phong trào, mà cần tăng chế tài, làm sao để làm một vụ cảnh tỉnh cả vùng, không để đánh trống bỏ dùi, vì làm giả, làm nhái là vấn nạn toàn cầu", ông Khuê nhấn mạnh.
Còn theo ông Nguyễn Thành Nam, Cục phó Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương), hiện nay Bộ Công thương đã ứng dụng công nghệ AI, blockchain vào giám sát và quản lý thị trường, đồng thời triển khai Đề án 319 về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, mời các sàn thương mại điện tử lớn ký cam kết chống hàng giả, hàng nhái. Ngành chức năng rất quyết liệt, nhưng nếu người tiêu dùng vẫn thỏa hiệp, thì sẽ khó làm sạch thị trường.
"Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh triển khai kế hoạch 888 tuyên truyền tới từng hộ dân, người bán hàng, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, đẩy mạnh thông tin doanh nghiệp để nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng hiệu quả công tác xử lý hàng giả vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chúng tôi rất mong người dân hợp tác bằng cách nói không với hàng giả, tố cáo vi phạm, vì sức khỏe của mình và vì thị trường minh bạch, lành mạnh", ông Nam cho hay.
Các doanh nghiệp làm ăn chân chính không thể tự bảo vệ mình nếu thiếu sự đồng hành của lực lượng chức năng và người tiêu dùng, để tạo thành hệ sinh thái thị trường vững mạnh, đồng thời cũng cần hệ thống giám sát thị trường, kết nối dữ liệu liên thông giữa các cơ quan để sớm phát hiện vi phạm. Giải pháp phải là "phòng" hơn "chống" thì mới hiệu quả và không lãng phí nguồn lực.
Người tiêu dùng là nạn nhân nhưng cũng có thể là đồng minh, nếu không cảnh giác, kiểm tra thông tin, mua hàng từ nguồn chính hãng, không tiếp tay cho hàng rẻ bất thường. Tiếp sức trong hành trình bảo vệ thương hiệu, bảo vệ niềm tin người tiêu dùng của doanh nghiệp cần một "trận tuyến" đồng lòng, khi ba mũi nhọn cùng tiến: Doanh nghiệp, người dân và cơ quan chức năng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Mỗi ngày đều là cao điểm chống hàng giả
19:25' - 30/06/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định về việc tiếp tục đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Hàng hoá
Trưng bày hơn 300 sản phẩm vi phạm về gian lận thương mại, hàng giả
12:07' - 26/06/2025
Tại kỳ trưng bày có 300 sản phẩm vi phạm lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, thu giữ trong Tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03' - 05/07/2025
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.