Các hiệp định thương mại tự do thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
Tính đến cuối năm 2022, đã có 15 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, 2 hiệp định đang trong quá trình đàm phán. Các hiệp định này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới, đồng thời cũng thúc đẩy các bộ ngành nâng cao hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực được giao.
*Tạo nhiều kênh hỗ trợ
Lợi thế của hiệp định thương mại tự do là ưu đãi về thuế quan xuất nhập khẩu được mở rộng theo thời gian hiệp định có hiệu lực. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mới có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường với những sản phẩm cùng loại.
"Để những lợi thế này phát huy, Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai các chiến dịch quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt Nam, thiết kế riêng cho từng thị trường, đặc biệt ưu tiên thị trường Hoa Kỳ, châu Âu và những thị trường "khó tính" khác.
Theo đó, Thương vụ Việt Nam ở các thị trường có ký kết FTAs sẽ xây dựng kênh kết nối đối tác với doanh nghiệp Việt Nam ở từng thị trường và phổ biến thông tin rộng rãi về các kênh kết nối này với các doanh nghiệp, đồng thời thiết lập các đầu mối thông tin thị trường đối với các sản phẩm xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam", bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ.
Cùng với những lợi thế từ các FTAs, trong năm 2022, ghi nhận kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam duy trì là thị trường xuất siêu trong 7 năm liền, với nhiều nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2022 của Việt Nam ước đạt 732 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021; trong đó, xuất khẩu tăng khoảng 10,5%, đạt khoảng 371,5 tỷ USD, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%). Trong kết quả xuất nhập khẩu này, có nhiều ngành hàng bước vào các “câu lạc bộ tỷ USD và chục tỷ USD”. Hiện tại, có 39 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (tăng 4 mặt hàng so với năm 2021), đặc biệt, có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD (hơn 1 mặt hàng so với năm 2021). Trong câu lạc bộ ngành hàng tỷ USD, riêng sản phẩm nông nghiệp chiếm 8 ngành hàng. Còn đối với câu lạc bộ xuất khẩu chục tỷ USD, trong năm 2022 có ngành hàng thuỷ sản vượt khó, góp mặt trong câu lạc bộ này, nâng số ngành hàng xuất khẩu chục tỷ USD lên 9 ngành hàng, cùng với ngành chế biến, xuất khẩu gỗ góp mặt trong câu lạc bộ này. Đánh giá về triển vọng và lợi thế xuất nhập khẩu của Việt Nam, cùng với những ưu thế các FTAs mang lại, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ, trong bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu, để thích nghi, doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu chuyển đổi cơ sấu sản xuất từ dệt kim sang dệt thoi. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng đã và đang tìm hướng sản xuất các đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh. Cùng với đó, ngành dệt may cũng hướng đến việc đa dạng hóa các thị trường. Một số thị trường như khối Liên Xô cũ, châu Phi, Trung Đông trước đây doanh nghiệp không quan tâm nhiều giờ đã quan tâm hơn. Đặc biệt,Trung Quốc cũng là một thị trường xuất khẩu lớn, nằm trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của dệt may Việt Nam.*Tiến đến phục hồi thực chất
Có thể nói trong 2 năm 2021 và 2022, doanh nghiệp đã chịu sự cộng hưởng từ dịch COVID-19 đến lạm phát kinh tế thế giới diễn ra gay gắt vào nửa cuối năm 2022 nhưng với việc phát huy hiệu quả rõ rét trong tháo gỡ khó khăn, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ của cả nước phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao.
Điều này cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế đã đi vào chiều sâu mang tính thực chất; chủ trương bảo đảm sự độc lập, tự chủ trong quá trình mở cửa, hội nhập, nâng cao tính tự cường của nền kinh tế đã được Bộ Công Thương triển khai nhất quán.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai các biện pháp đồng bộ để nâng cao tính tự lực, tự cường của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp, từ đó đóng góp cho việc thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển hơn nữa kinh tế và nâng cao vị thế của đất nước.Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương) chia sẻ, thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng cao, vượt gấp 2,7 lần so với kế hoạch của ngành, đáp ứng cơ bản hàng hóa thiết yếu cho người dân, góp phần kiểm soát lạm phát trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa phục hồi mạnh sau đại dịch COVID-19 và thị trường thế giới có biến động lớn, nhiều quốc gia đối mặt với lạm phát tăng cao.
Thêm vào đó, Thương mại điện tử của Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Để có những thay đổi và phục hồi đang chưa ý này, xúc tiến thương mại cũng đã có nhiều đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và duy trì xuất khẩu bền vững.Hơn nữa, phòng vệ thương mại cũng đạt kết quả nổi bật, góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước, các biện pháp phòng vệ thương mại đã được thiết lập để bảo vệ môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước, ông Trịnh Minh Anh cho biết thêm./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Khai thác tối đa thị trường sau 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP
14:03' - 26/12/2022
3 năm thực thi Hiệp định CPTPP đã đạt nhiều kết quả tích cực. Điều này minh chứng bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước Thành viên CPTPP liên tục duy trì mức 2 con số.
-
Doanh nghiệp
Tận dụng lợi thế từ Hiệp định EVFTA để xuất khẩu sang thị trường ngách
16:19' - 11/12/2022
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng liên tục ở cả góc độ xuất khẩu và nhập khẩu.
-
DN cần biết
Từ 1/1/2023, quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP sẽ áp dụng một số điểm mới
20:29' - 28/11/2022
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 32/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/2/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.