Khai thác tối đa thị trường sau 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP
Sáng 26/2, tại Hà Nội Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) và Tạp chí Công Thương phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP với chủ đề “Tận dụng ưu thế của người đi đầu” theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lương Hoàng Thái- Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết: Thời gian qua, mặc dù bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước kiên định thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mà kết quả rõ rệt nhất là việc gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA).Đáng lưu ý, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, với những cam kết sâu rộng, trải dài trên nhiều lĩnh vực.
Đặc biệt, tham gia CPTPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế; trong đó, có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng đã xác định; hỗ trợ tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến. Theo ông Lương Hoàng Thái, Hiệp định CPTPP đã trải qua 3 năm thực thi với nhiều kết quả tích cực. Cơ hội đến từ thị trường các nước thành viên CPTPP vẫn còn rất lớn và dư địa để khai thác thị trường trong CPTPP còn nhiều. Điều này được minh chứng bằng việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước Thành viên CPTPP trong 3 năm qua liên tục duy trì ở mức 2 con số. Thống kê cho thấy, trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CTPPP đạt 88,1 tỷ USD, tăng khoảng 19,2% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước Thành viên CPTPP đạt 45,1 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 43 tỷ USD, tăng khoảng 16,26% so với cùng kỳ; trong đó, xuất nhập khẩu sang thị trường các nước đối tác mà Việt Nam chưa có FTA trước đó gồm Canada và Mexico đã có kim ngạch tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt khoảng 4,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2021.Ông Lương Hoàng Thái cũng chỉ ra rằng, để có kết quả tích cực như trên, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp bao gồm: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Hiệp định CPTPP; tăng cường phổ biến, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tích cực trao đổi với các nước Thành viên CPTPP để kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chủ động phối hợp với các bộ, ngành và với các nước Thành viên trong trao đổi về việc mở rộng Hiệp định CPTPP khi thời gian gần đây, một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã chính thức nộp đơn xin gia nhập bao gồm: Vương quốc Anh, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ecuador, Costa Rica và Uruguay. Qua 3 năm thực thi, mặc dù những số liệu nêu trên đã cho thấy những kết quả tích cực mà Hiệp định CPTPP mang lại, tuy nhiên, vẫn còn một số điểm nếu khắc phục được, khả năng tận dụng Hiệp định CPTPP sẽ còn tốt hơn nữa. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng Việt Nam sang thị trường các nước đối tác CPTPP có tỷ lệ tận dụng là tích cực nhưng giá trị mặt hàng còn khiêm tốn, tỷ lệ thị phần tại các thị trường này chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Hơn nữa, cơ hội tận dụng ưu đãi từ Hiệp định chưa thực sự cân bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầutư nước ngoài (FDI). Còn nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chưa giải quyết được những vướng mắc về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế của Hiệp định. Nhận thức về Hiệp định CPTPP của một bộ phận cán bộ, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, và còn chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu và tận dụng cơ hội từ CPTPP.Chia sẻ tại hội nghị, ông Bùi Tuấn Hoàn - Trưởng phòng châu Mỹ - Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho rằng, dù đã đạt được những kết quả tăng trưởng xuất khẩu khá tích cực nhưng doanh nghiệp vẫn đối mặt với một số khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường các quốc gia CPTPP. Vì vậy, để duy trì tăng trưởng xuất khẩu như những năm đầu tiên là một thách thức không nhỏ; trong đó, với thị trường châu Mỹ, khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu là khoảng cách địa lý xa xôi dẫn đến chi phí về logistics, chi phí vận tải gia tăng, nhất là sau tác động của dịch COVID-19. Không những thế, châu Mỹ còn là một thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và sử dụng lao động trong sản xuất. Đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường CPTPP.Trên cơ sở đó, để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ hiệp định này, ông Bùi Tuấn Hoàn khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung để giải quyết những khó khăn để Hiệp định CPTPP tiếp tục là động lực cho tăng trưởng xuất khẩu tương xứng với tiềm năng của Việt Nam, tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trong sự cân bằng với các doanh nghiệp FDI, góp phần định vị thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế.Tại Hội nghị đã diễn ra 2 phiên Tọa đàm và đối thoại trực tiếp. Phiên thứ nhất có chủ đề “Tự tin chinh phục thị trường”. Các diễn giả khách mời cùng nhìn lại những tác động tích cực của CPTPP đối với tăng trưởng kinh tế - thương mại Việt Nam trong 3 năm qua; những thuận lợi, khó khăn và giải pháp của Việt Nam trong quá trình tận dụng cơ hội từ Hiệp định, đặc biệt là khai thác hiệu quả thị trường mới của khu vực châu Mỹ.
Ngoài ra là những câu chuyện kinh nghiệm của doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường các nước trong CPTPP; sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, kết nối của cơ quan Thương vụ và vai trò chủ động của doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng. Phiên thứ hai có chủ đề “Tăng tốc trên xa lộ”, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng cùng thảo luận, và trao đổi về những cơ hội, thách thức từ thị trường và những điểm mới cần lưu ý trong việc thực thi CPTPP; đề xuất chính sách và khuyến nghị cho doanh nghiệp để khai thác tối đa các thị trường đối tác trong CPTPP cũng như các giải pháp để nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong CPTPP thời gian tới./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP
16:22' - 01/12/2022
Sau hơn 3 năm thực thi, tỷ lệ tận dụng ưu đãi xuất xứ thực hiện CPTPP còn chưa cao ở một số nhóm ngành hàng trọng điểm. Điều này, khiến doanh nghiệp chưa tận dụng hết tiềm năng lợi thế từ hiệp định.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.