Các mũi nhọn trong chính sách kinh tế Putinomics của Tổng thống Putin (Phần 1)
Vào thời điểm cuối năm 2014, bài viết với tựa đề “Putin chứng kiến sự sụp đổ của nền kinh tế Nga cùng với hình tượng của ông” đã xuất hiện trên tạp chí Time (Mỹ).
Năm 2014 cũng là thời điểm phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với các ngân hàng, công ty năng lượng và lĩnh vực phòng thủ của Nga, qua đó loại các công ty lớn nhất của nước này ra khỏi các thị trường vốn và thiết bị khoan dầu công nghệ cao quốc tế.
Tuy nhiên, đã ba năm trôi qua kể từ thời điểm giá dầu lao dốc không phanh, làm giảm một nửa giá trị của thứ hàng hóa từng tài trợ đến 50% ngân sách chính phủ của Nga. Giờ đây, mọi chuyện đã khác.
Hiện nay, nền kinh tế Nga đã ổn định, lạm phát ở mức thấp trong lịch sử, ngân sách gần như được cân bằng và Tổng thống Putin đang dần tiến tới khả năng tái cử vào tháng 3/2018, với nhiệm kỳ Tổng thống thứ tư. Ông Putin gần đây đã vượt nhà lãnh đạo Xôviết Leonid Brezhnev để trở thành nhà lãnh đạo lâu đời nhất của Nga kể từ sau thời Joseph Stalin.
Sự ổn định kinh tế đã đảm bảo tỷ lệ ủng hộ đối với ông ở xung quanh mức 80%. Putinomics (chính sách kinh tế của Putin) đã làm cho vị Tổng thống của “xứ Bạch Dương” có thể sống sót qua các cú sốc tài chính và chính trị liên tục. Vậy, ông đã làm được điều đó như thế nào?
Nước Nga đã tồn tại qua thách thức kép là sự sụp đổ về giá dầu và các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhờ một chiến lược kinh tế 3 mũi nhọn.
Thứ nhất, trên tất cả, nó tập trung vào sự ổn định kinh tế vĩ mô – duy trì mức nợ và lạm phát thấp. Thứ hai, nó ngăn chặn sự bất đồng trong dân chúng bằng việc đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp thấp và trợ cấp đều đặn, thậm chí gây phương hại cho mức lương cao hơn hay tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, nó để cho khu vực tư nhân nâng cao tính hiệu quả, nhưng chỉ ở những nơi không có xung đột với các mục tiêu chính trị. Chiến lược này sẽ không làm cho nước Nga trở nên giàu có hơn, nhưng nó giữ cho nước này ổn định và giới tinh hoa cầm quyền tiếp tục nắm quyền.
Điều đó phải chăng để nói rằng ông Putin thực sự có một chiến lược kinh tế? Một sự giải thích chung về “tuổi thọ” của Putin là ông tồn tại vì thu nhập từ dầu mỏ của Nga đã giữ cho nước này không bị chìm.
Thêm vào đó, nền kinh tế Nga được biết đến là tham nhũng nhiều hơn là quản lý kinh tế có hiệu quả. Nhưng Điện Kremlin đã có thể đã thực hiện các chính sách kinh tế khác nhau – và một số trong những sự lựa chọn thay thế có thể đã làm cho ông Putin trở nên khó duy trì quyền lực hơn.
Chúng cũng có thể đã để cho người Nga trở nên tồi tệ hơn. Hãy xem nước Nga như thế nào vào năm 1999 khi ông Putin lần đầu tiên trở thành Tổng thống: một đất nước có thu nhập trung bình trong đó lợi nhuận từ dầu mỏ đóng góp đáng kể vào GDP. Một đất nước được dẫn dắt bởi một trung tá trẻ tuổi cam kết sử dụng các cơ quan an ninh để tăng cường quyền lực của mình.
Một Tổng thống có được tính hợp pháp dân chủ một phần dựa vào khả năng của ông trong việc buộc doanh nghiệp lớn và giới đầu sỏ phải tuân theo những nguyên tắc của ông dù bằng công cụ công bằng hay phạm luật.
Mục đích của Kremlin trong chính sách kinh tế không phải là tăng tới mức tối đa GDP hay thu nhập hộ gia đình. Một mục tiêu như vậy có lẽ đã đòi hỏi một loạt chính sách rất khác biệt.
Nhưng đối với các mục tiêu của Kremlin là duy trì sức mạnh ở trong nước và duy trì sự linh hoạt triển khai nó ở nước ngoài, chiến lược 3 mũi nhọn của Putinomics – sự ổn định kinh tế vĩ mô, sự ổn định thị trường lao động và sự kiểm soát có giới hạn của nhà nước đối với các khu vực có tầm quan trọng chiến lược – đã có hiệu quả.
Hãy bắt đầu với sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nga là nước tương đối hiếm khi được điểm cao từ IMF về sự quản lý kinh tế của mình. Tại sao vậy? Kể từ khi ông Putin bắt đầu cầm quyền, ông và giới tinh hoa Nga nhìn chung ưu tiên trả nợ, duy trì thâm hụt thấp và hạn chế lạm phát.
Tồn tại qua những cuộc khủng hoảng kinh tế đầy thảm họa năm 1991 và 1998, các nhà lãnh đạo Nga biết rằng các cuộc khủng hoảng ngân sách và vỡ nợ có thể hủy diệt sự được lòng dân của một vị Tổng thống và thậm chí lật đổ một chế độ, như Boris Yeltsin và Mikhail Gorbachev đều phát hiện ra.
Khi Tổng thống Putin lần đầu tiên nhậm chức, ông đã dành phần lớn khoản thu được từ dầu mỏ của Nga để trả nợ nước ngoài của nước này trước hạn. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Nga đã cắt giảm mạnh chi tiêu cho các dịch vụ xã hội nhằm đảm bảo rằng ngân sách vẫn gần được cân bằng.
Năm 2014, các khoản thu từ dầu mỏ và khí đốt đóng góp khoảng một nửa ngân sách chính phủ của Nga. Hiện nay, thương mại dầu mỏ chỉ bằng một nửa mức của năm 2014, nhưng nhờ những cắt giảm ngân sách mạnh mẽ, thâm hụt của Nga chỉ vào khoảng 1% GDP – thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây.
Tổng thống Putin đã ủng hộ ngân hàng trung ương Nga (BoR) khi ngân hàng này nâng lãi suất - điều đã hạn chế lạm phát nhưng cũng kiềm chế tăng trưởng. Logic của Điện Kremlin là người Nga muốn ổn định kinh tế là trên hết.
Trong khi đó, giới tinh hoa Nga biết họ cần sự ổn định để tiếp tục nắm quyền. Để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, Điện Kremlin đã thực hiện chương trình khắc khổ tài chính kể từ năm 2014, nhưng hầu như không có sự phàn nàn gì./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga phê chuẩn chương trình vũ khí quốc gia đến năm 2027
16:08' - 26/02/2018
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê chuẩn chương trình vũ khí quốc gia mới giai đoạn 2018-2027.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Tổng thống Nga: Bắt đầu giai đoạn tranh luận trực tiếp trên truyền hình
15:21' - 26/02/2018
Giai đoạn tranh luận trước bầu cử tổng thống Nga đã bắt đầu ngày 26/2 và sẽ kéo dài trong 3 tuần cho đến ngày bầu cử.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tuyên bố tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt Nga
11:25' - 14/02/2018
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/2 tuyên bố sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga cho tới khi quốc gia này thực hiện đầy đủ các cam kết theo Hiệp định Minks.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tặc đánh cắp 17 triệu USD từ các ngân hàng của Nga
18:33' - 13/02/2018
Các tin tặc đã đánh cắp hơn 1 tỉ ruble (tương đương 17 triệu USD) từ các ngân hàng của Nga trong năm 2017 bằng cách sử dụng công cụ kiểm tra an ninh Cobalt Strike.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ trên cơ sở bình đẳng
14:53' - 12/02/2018
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 11/2 tuyên bố Nga sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương với Mỹ nhưng phải trên cơ sở bình đẳng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này