Các nền kinh tế mới nổi châu Á vẫn là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu
Trong khi các nước phát triển mong muốn quay trở lại mức tăng trưởng 2%, một số nước đang phát triển ở châu Á đang thể hiện tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận, từ 3% đến 7%. Việc tái cơ cấu chuỗi giá trị và thương mại toàn cầu cũng phần nào mang lại những lợi ích cho một số quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia...
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, nếu loại trừ Trung Quốc, tỷ trọng của các nước đang phát triển trong GDP toàn cầu, chưa bao giờ cao như thế trong 10 năm qua, đạt 40%. Cùng nhau, nhóm này dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 5,3% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 3,2%.
Trong đó, Ấn Độ dẫn đầu với mức tăng dự kiến 7% trong năm 2024, trước khi chậm lại còn 6,5% vào năm 2025. Đất nước với 1,4 tỷ dân này đang được hưởng lợi từ nhu cầu nội địa tăng trưởng mạnh mẽ sau giai đoạn phục hồi hậu đại dịch COVID-19, cũng như các chính sách ưu đãi với đầu tư tư nhân và nước ngoài.
Tiếp đó là sự trỗi dậy của ASEAN, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 4,5% trong năm nay do được hưởng lợi từ việc tổ chức lại các chuỗi logistics trong sản xuất công nghiệp. Theo IMF, GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,1% trong năm nay, thậm chí có thể đạt mức từ 6,8% đến 7% như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Việt Nam đã ghi nhận kết quả tăng trưởng tốt nhất trong 2 năm qua, được thúc đẩy nhờ xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và sự gia tăng đầu tư nước ngoài. Philippines cũng đang phát triển mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ “thuê ngoài” (outsourcing).
Quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp toàn cầu, muốn triển khai các hoạt động ở nước ngoài. Một nước ASEAN khác là Malaysia, trung tâm của chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn, cũng đang tận dụng tốt làn sóng tái định vị với tốc độ gần 5% năm nay. Campuchia, quốc gia nhỏ, trẻ và đang hiện đại hóa nhanh chóng, cũng khẳng định mình qua các con số với mức tăng GDP dự kiến đạt 5,5% trong năm nay và gần 6% vào năm 2025.
Trong khi đó, ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm từ 2,2% năm 2023 xuống 2,1% năm 2024, trước khi phục hồi lên 2,5% năm 2025. Trong đó, bất ngờ nhất đến từ Brazil khi tăng trưởng của nền kinh tế nước này dự kiến sẽ đạt 3% trong năm nay nhờ tiêu dùng tư nhân và đầu tư mạnh hơn trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, sang năm 2025, Brazil có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt và nguy cơ suy giảm của thị trường lao động. Dù GDP bình quân đầu người ở các nền kinh tế Nam Mỹ vẫn cao hơn các nước mới nổi ở châu Á, song khoảng cách này đang dần được thu hẹp lại.
Các nước Nam Mỹ có nhiều tài nguyên thiên nhiên - khí đốt, dầu mỏ, ngũ cốc, kim loại hiếm, nhưng chỉ số của các nguồn lực này “đang đứng yên” do thiếu máy móc công nghiệp và các rào cản hành chính, cũng như bất ổn chính trị trong khu vực. Trong khi đó, các “con rồng châu Á” đang đẩy mạnh công nghiệp hóa nhanh chóng và có môi trường kinh doanh cởi mở hơn.
Cuối cùng, ở khu vực Á-Âu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ chậm lại, còn 3% trong năm nay, so với 5% năm 2023, do bị ảnh hưởng từ cuộc chiến chống siêu lạm phát đang hoành hành trong hai năm qua ở nước này. Tăng trưởng kinh tế của Nga năm 2024 được điều chỉnh tăng từ mức dự báo 3,2% hồi tháng 7 lên 3,6%, nhưng sẽ tụt xuống còn 1,3% vào năm 2025 do thiếu hụt lao động và đầu tư.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
BRICS - Điểm tựa cất cánh cho các nền kinh tế mới nổi
19:45' - 25/10/2024
BRICS đang chiếm tỷ trọng hơn 35% kinh tế toàn cầu cũng như sở hữu thị trường khổng lồ với hơn 3 tỷ người và dự kiến đến năm 20230 sẽ chiếm 50% quy mô kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, EU chuyển 50 tỷ USD từ tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine
09:36'
Ngày 4/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này và Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng chuyển 50 tỷ USD từ các tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine trong những tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều yếu tố bất lợi đối với đồng euro
07:41'
Trong 24 năm qua, đồng euro trung bình tăng 1,6% so với đồng USD trong tháng 12. Tuy nhiên, những diễn biến chính trị phức tạp ở cả Mỹ và châu Âu đang có khả năng phá vỡ truyền thống này.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh dừng đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân cũ
21:06' - 04/12/2024
Chính phủ Anh đã dừng việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân cũ của nước này do lo ngại kế hoạch đạt phát thải ròng bằng 0 của Công đảng có nguy cơ làm tăng giá và gây ra tình trạng thiếu điện.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối hạ tầng để thúc đẩy hội nhập thương mại
18:07' - 04/12/2024
Peru có kế hoạch đầu tư hơn 19 tỷ USD vào các dự án hạ tầng để tăng cường hội nhập thương mại với Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản
16:47' - 04/12/2024
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga Fukushiro.
-
Kinh tế Thế giới
Loạt số liệu ấn tượng cho mùa mua sắm cuối năm 2024
12:34' - 04/12/2024
Một loạt báo cáo của các công ty theo dõi thị trường cho thấy hoạt động bán hàng trực tuyến tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên toàn cầu trong mùa mua sắm cuối năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật
08:03' - 04/12/2024
Rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ Thiết quân luật.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức thuế quan mới của Mỹ: “Tìm an trong nguy”
08:00' - 04/12/2024
Các biện pháp thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump dự kiến sẽ tác động rất lớn đến thương mại toàn cầu và nhiều đối tác thương mại của Mỹ đang chuẩn bị phương án đối phó cho tình huống xấu nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc đua công nghệ xanh toàn cầu: EU mạnh tay đầu tư
07:48' - 04/12/2024
Liên minh châu Âu (EU) sẽ dành 4,6 tỷ euro để hỗ trợ sản xuất pin xe điện, sản xuất hydro tái tạo và các công nghệ giảm phát thải carbon khác.