Các nền kinh tế Mỹ Latinh lao đao khi đồng USD tăng mạnh bất thường
Nguyên nhân là do nhiều sản phẩm trong giỏ hàng thiết yếu của các hộ gia đình, cũng như các tài nguyên quan trọng như nhiên liệu và nguyên liệu thô đều được nhập khẩu và thanh toán bằng USD.
Theo các nhà phân tích tài chính, tăng trưởng không kiểm soát trên toàn cầu do quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch nhanh hơn dự kiến sẽ kéo theo hiện tượng lạm phát.Trước bối cảnh lãi suất và nguy cơ suy thoái đều cao hơn, các dòng vốn quốc tế đều e ngại rủi ro và có xu hướng chảy về các nền kinh tế vững chắc. Điều này dẫn đến đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi bị mất giá. Bên cạnh đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất cũng khiến các đồng tiền khác suy giảm so với USD.
Tại Argentina, đồng USD mạnh làm trầm trọng hơn tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô và thúc đẩy quá trình suy yếu của đồng peso – vốn là hậu quả của tỉ lệ lạm phát lên tới 64%, thiếu hụt ngoại hối, nỗi lo đồng tiền mất giá, thâm hụt tài khóa và bất ổn chính trị.Quốc gia này đã phải siết chặt kiểm soát hối đoái để cho phép nhập và xuất USD theo tỷ giá chính thức, “thổi bùng” lên tỷ giá hối đoái trên thị trường chứng khoán và chợ đen. Nỗi lo trượt giá và sự suy yếu của đồng peso Argentina được phản ánh qua mức chênh lệch tới hơn 147% giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do.
Chuông báo động đã gióng lên ở Chile vào ngày 14/7, khi đồng USD tăng kỷ lục lên 1.051 peso đổi 1 USD, buộc Ngân hàng trung ương Chile phải đưa ra biện pháp can thiệp chưa từng có trong lịch sử là bơm 25 tỷ USD vào thị trường cho đến tháng 9/2022.Theo nhà kinh tế Francisco Castañeda thuộc đại học Universidad Mayor, trước đó đồng peso Chile đã là một trong những đồng tiền mất giá nhất thế giới mặc dù nước này có nền kinh tế tương đối ổn định và “khỏe mạnh”. Đồng USD đã tăng tới 20% so với đồng peso, song nhờ can thiệp của Ngân hàng trung ương, con số trên đã giảm xuống còn 12%.
Trong khi đó ở Colombia, đồng USD đã đạt mức kỷ lục 4.625 peso đổi 1 USD vào ngày 12/7. Từ ngày 7/8 tới, quốc gia này sẽ thuộc quyền điều hành của Tổng thống cánh tả đầu tiên trong lịch sử, song các nhà phân tích thị trường cho rằng tình hình chính trị không mấy ảnh hưởng đến diễn biến tỷ giá hối đoái. Từ đầu năm đến nay, đồng peso Colombia đã trượt giá 10,5% theo tỷ giá chính thức. Nhà kinh tế trưởng thuộc đơn vị nghiên cứu của ngân hàng BBVA Alejandro Reyes cho rằng, tình hình hiện tại ở Chile và Colombia là do hai nước này phụ thuộc đáng kể vào nguyên liệu thô: ngành công nghiệp dầu khí đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Colombia, trong khi đồng là sản phẩm xuất khẩu chính của Chile. Điều này khiến đồng nội tệ của các nước trên trở nên vô cùng nhạy cảm trong thời điểm hiện tại. Ở hai nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh, tình hình lại trở nên khác biệt. Trong khi đồng peso Mexico vẫn tương đối ổn định, tại Brazil đồng USD đã giảm 2,43% so với đồng real từ đầu năm tính đến ngày 20/7.Tuy nhiên, đồng bạc xanh đã mạnh dần lên ở Brazil kể từ tháng 5/2022, mặc dù tác động của xu hướng này không đáng kể như ở một số quốc gia lân cận. Các chuyên gia dự báo đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên ở Brazil và các nền kinh tế mới nổi khác do kỳ vọng lãi suất và lạm phát ở Mỹ gia tăng.
Tại một nền kinh tế đô la hóa như Ecuador, đồng USD mạnh gây nhiều lo ngại hơn là niềm vui. Mặc dù các mặt hàng nhập khẩu rẻ hơn, song doanh số bán hàng trong nước lại đang chìm trong khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, đồng USD tăng giá khiến hàng hóa xuất khẩu của Ecuador khó cạnh tranh hơn ở các thị trường đích, nơi các đồng nội tệ đều đang mất giá. Chủ tịch Liên đoàn Xuất khẩu Ecuador (Fedexpor) Felipe Ribadeneira đã bày tỏ mối lo ngại trước những khó khăn chưa từng thấy trong hai thập kỷ qua. Đồng USD mạnh không ảnh hưởng đến xuất khẩu của El Salvador, vốn vẫn tiếp tục tăng trên thực tế bất chấp lạm phát. Tương tự, Panama - nước sử dụng USD làm đồng tiền chính thức kể từ khi độc lập - cũng hưởng lợi khi đồng bạc xanh tăng giá, vì nước này có nền kinh tế dịch vụ và chủ yếu nhập khẩu.Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo một số ngành, chẳng hạn như các ngành chuyên xuất khẩu sang các nước khác ngoài Mỹ có thể bị ảnh hưởng.
Cuba là trường hợp đặc biệt: đồng USD không tăng giá đáng kể, song đồng euro đã duy trì đà tăng liên tục kể từ giữa tháng 6/2022 sau khi Ngân hàng trung ương Cuba (BCC) ra chỉ thị yêu cầu các cơ quan ngoại giao nước ngoài không được phép quy đổi phí dịch vụ thu theo hóa đơn bằng tiền peso Cuba (CUP) sang loại tiền tệ khác.Vài ngày sau đó, một số lãnh sự quán xác nhận sẽ tính phí bằng đồng euro. Nhiều người Cuba chọn trung chuyển qua các nước Trung Mỹ để di cư sang Mỹ, khiến nhu cầu euro tăng mạnh.
Đồng USD mạnh lên cũng làm khó chính nước Mỹ. Năm ngoái thâm hụt thương mại của nền kinh tế số một thế giới đã tăng 27% và xu hướng này có thể tiếp tục gia tăng nếu đồng bạc xanh vẫn mạnh so với euro.Hàng hóa và dịch vụ của châu Âu sẽ hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Mỹ, trong khi các nhà sản xuất trong nước kém cạnh tranh hơn nhiều trên thị trường quốc tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến sản xuất máy móc, xe cộ hoặc công nghiệp hóa chất, những lĩnh vực xuất khẩu chính của Mỹ sang châu Âu./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhìn lại chính sách tiền tệ của Fed trong gần 110 năm
07:38' - 26/07/2022
Kể từ khi thành lập vào năm 1913, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed-ngân hàng trung ương) đã nỗ lực để đạt được ba mục tiêu: tạo số việc làm tối đa, ổn định giá cả và duy trì mức lãi suất dài hạn vừa phải.
-
Ngân hàng
Mỹ: Fed cân nhắc tiếp tục tăng mạnh lãi suất
11:10' - 25/07/2022
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng tiếp tục tăng mạnh lãi suất, bất chấp rủi ro suy thoái, trong bối cảnh vừa phải nỗ lực kìm hãm lạm phát vừa giữ đà tăng trưởng cho nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed lo ngại nguy cơ đình lạm với kinh tế Mỹ
08:16'
Giới hoạch định chính sách Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lo ngại biện pháp áp thuế quan có nguy cơ kích thích lạm phát.
-
Tài chính & Ngân hàng
Điều chỉnh phù hợp để không “bóp nghẹt” bancassurance
06:30'
Việc áp dụng quy định chung cho tất cả sản phẩm bảo hiểm bán qua ngân hàng, rồi vì lo ngại kiểm soát nên “cấm cho an toàn,” chỉ làm tổn thương quyền lợi khách hàng và hệ sinh thái tài chính nông thôn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ưu tiên thông quan ngay với hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản và sầu riêng
20:02' - 28/05/2025
Ngày 28/5, Cục Hải quan vừa có văn bản gửi Chi cục Hải quan các khu vực về việc xuất khẩu nông lâm thủy sản và sầu riêng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ thúc đẩy chiến lược tích trữ tiền điện tử
10:41' - 28/05/2025
Trump Media & Technology Group đã công bố kế hoạch huy động khoảng 2,5 tỷ USD nhằm xây dựng một “kho bạc Bitcoin”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoK sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản
09:32' - 28/05/2025
Trong cuộc khảo sát gần đây của Hãng thông tấn Yonhap, tất cả bảy nhà kinh tế được phỏng vấn đều dự báo BoK sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản từ 2,75% xuống 2,50% tại cuộc họp vào ngày 29/5.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng trung ương loay hoay giữa lạm phát cao và tăng trưởng yếu
08:35' - 27/05/2025
Những “cơn gió ngược” phần lớn bắt nguồn từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump, đang tạo ra rào cản cho nhiều ngân hàng trung ương, bất kể họ đang theo chính sách tăng hay giảm lãi suất.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sẽ triển khai cảnh báo nghi lừa đảo khi chuyển khoản
17:22' - 26/05/2025
Khi chuyển tiền qua tài khoản, ứng dụng ngân hàng sẽ xuất hiện cảnh báo nếu tài khoản nhận có dấu hiệu nghi ngờ lừa đảo, gian lận để người dùng quyết định có tiếp tục giao dịch hay không.
-
Tài chính & Ngân hàng
SoftBank đề xuất lập quỹ đầu tư chung Mỹ - Nhật 300 tỷ USD
14:12' - 26/05/2025
Nhà sáng lập SoftBank, ông Masayoshi Son đã đề xuất thành lập một quỹ đầu tư chung giữa Mỹ và Nhật Bản, tập trung vào các khoản đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghệ và cơ sở hạ tầng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan chuyển hướng ngân sách sang kế hoạch kích thích kinh tế mới
07:00' - 26/05/2025
Chính phủ Thái Lan đã quyết định hủy bỏ kế hoạch phân phát tiền số 10.000 baht qua ứng dụng điện tử và thay vào đó sẽ phân bổ lại hơn 150 tỷ baht cho một kế hoạch kích thích kinh tế mới.