Các nền kinh tế thành viên từng đăng cai tổ chức Hội nghị APEC
Dưới đây là danh sách các nền kinh tế chủ nhà APEC kể từ khi khối này được hình thành năm 1989 đến trước năm 2017
1989 – Canberra, Australia
APEC được thành lập với tư cách là một nhóm đối thoại không chính thức cấp Bộ trưởng với 12 thành viên tại Canberra, Australia.
1993 – Đảo Blake, Hoa Kỳ
Hội nghị đầu tiên của các nhà Lãnh đạo APEC tại Đảo Blake, bang Washington, xác định Tầm nhìn APEC “ổn định, an ninh và thịnh vượng cho người dân”.
1994 – Bogor, Indonesia
APEC đề ra các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và vào năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển.
1995 – Osaka, Nhật Bản
APEC thông qua Chương trình hành động Osaka (OAA), tạo khuôn khổ thực hiện các Mục tiêu Bogor thông qua tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi kinh doanh và các hoạt động theo lĩnh vực, nhấn mạnh đối thoại chính sách, hợp tác kinh tế và kỹ thuật.
1996 – Manila, Philippines
APEC thông qua Kế hoạch hành động Manila về APEC (MAPA), đề ra các biện pháp tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư nhằm đạt các Mục tiêu Bogor. Lần đầu tiên APEC tổng hợp Kế hoạch hành động chung và Kế hoạch hành động quốc gia, đề ra cách thức để đạt các mục tiêu thương mại tự do.
1997 – Vancouver, Canada
APEC thông qua khuyến nghị về Sáng kiến tự do hóa tự nguyện sớm (EVSL) trong 15 lĩnh vực, và quyết định Chương trình hành động quốc gia sẽ được cập nhật hàng năm.
1998 – Kuala Lumpur, Malaysia
APEC nhất trí 9 lĩnh vực đầu tiên trong Sáng kiến tự do hóa tự nguyện sớm theo lĩnh vực (EVSL), và tìm kiếm đồng thuận về EVSL với các thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) không phải là thành viên của APEC.
1999 – Auckland, New Zealand
APEC cam kết thực thi thương mại không giấy tờ vào năm 2005 đối với các nền kinh tế phát triển và vào năm 2010 đối với các nền kinh tế đang phát triển. APEC thông qua Kế hoạch Thẻ đi lại doanh nhân APEC, Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về thiết bị điện, và Khuôn khổ về hội nhập của phụ nữ trong APEC.
2000 – Banda Seri Begawan, Brunei
APEC thành lập Chương trình hành động quốc gia điện tử (e-IAP), đưa các chương trình hành động quốc gia lên mạng, và cam kết thực hiện Kế hoạch hành động vì kinh tế mới, với một trong các mục tiêu là tăng gấp 3 lần khả năng tiếp cận Internet trong toàn khu vực APEC vào năm 2005.
2001 – Thượng Hải, Trung Quốc
APEC thông qua Thỏa thuận Thượng Hải, tập trung vào việc mở rộng Tầm nhìn APEC, làm rõ Lộ trình thực hiện mục tiêu Bogor và củng cố các cơ chế triển khai.
APEC thông qua Chiến lược APEC điện tử, đề ra chương trình nghị sự tăng cường cấu trúc và thể chế thị trường, tạo thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ cho giao dịch trực tuyến, và khuyến khích tinh thần kinh doanh và nâng cao năng lực. APEC cũng thông qua Tuyên bố đầu tiên về chống chủ nghĩa khủng bố.
2002 – Los Cabos, Mexico
APEC thông qua Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại, chính sách về thương mại và kinh tế số và các tiêu chuẩn về minh bạch hóa. Các nhà Lãnh đạo APEC cũng ra Tuyên bố lần thứ 2 về chống khủng bố và thông qua Sáng kiến thương mại an toàn trong khu vực APEC (STAR).
2003 – Bankok, Thái Lan
APEC nhất trí tạo động lực mới cho Vòng đàm phán Doha, nhấn mạnh tính bổ trợ giữa các hiệp định thương mại song phương và khu vực, giữa các Mục tiêu Bogor và hệ thống thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO. APEC không chỉ thúc đẩy sự thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên mà còn tăng cường an ninh cho người dân ở châu Á – Thái Bình Dương.
APEC kêu gọi có hành động cụ thể chống lại các nhóm khủng bố, loại bỏ mối đe dọa của vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như các mối đe dọa an ninh khác. Các thành viên APEC thông qua Kế hoạch hành động về bệnh dịch SARS và Sáng kiến an ninh y tế nhằm tăng cường bảo đảm an ninh con người.
APEC cũng tăng cường các nỗ lực xây dựng các nền kinh tế tri thức, thúc đẩy hệ thống tài chính hiệu quả và bền vững và tăng cường cải cách cơ cấu.
2004 – Santiago, Chile
APEC đưa ra tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ những tiến bộ đạt được trong Chương trình nghị sự phát triển Doha và đặt thời hạn đạt kết quả đột phá trong đàm phán vào tháng 12/2005, dịp diễn ra Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 6. APEC thông qua Bộ kinh nghiệm điển hình về Hiệp định thương mại khu vực (RTAs) và Hiệp định thương mại tự do (FTAs), Sáng kiến Santiago về thương mại mở rộng và Khuôn khổ bảo mật dữ liệu.
APEC tái khẳng định cam kết chống chủ nghĩa khủng bố và có thêm các biện pháp đối với vấn đề này thông qua việc xác định các yếu tố chủ chốt tạo nên hệ thống kiểm soát xuất khẩu hiệu quả; hình thành các hướng dẫn về kiểm soát hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) và tiếp tục triển khai sáng kiến STAR về Thương mại an toàn trong khu vực.
APEC đưa ra cam kết chính trị về chống tham nhũng và bảo đảm tính minh bạch, thông qua các biện pháp cụ thể để thực hiện điều này.
2005 – Busan, Hàn Quốc
APEC thông qua Lộ trình Busan, hoàn thành rà soát giữa kỳ cho thấy APEC đi đúng lộ trình thực hiện các mục tiêu Bogor và Khuôn khổ bảo mật thông tin cá nhân. APEC đưa ra Tuyên bố riêng ủng hộ Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 6 tại Hồng Kông, Trung Quốc, và nhất trí ứng phó với các nguy cơ về dịch bệnh, tiếp tục chống lại chủ nghĩa khủng bố có thể gây ra bất ổn kinh tế sâu sắc trong khu vực.
2006 – Hà Nội, Việt Nam
Các nhà Lãnh đạo APEC thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội chỉ ra các hành động cụ thể và dấu mốc thực hiện các mục tiêu Bogor và hỗ trợ các biện pháp xây dựng năng lực giúp các nền kinh tế APEC. APEC cũng đưa ra tuyên bố về Chương trình nghị sự phát triển Doha với các kết quả cao và cân bằng. Nhằm đặt ra ưu tiên trong chương trình nghị sự, APEC đã đưa ra biện pháp tiếp cận chiến lược cải tổ các nhóm công tác và củng cố Ban Thư ký.
2007 – Sydney, Australia
Lần đầu tiên APEC đưa ra Tuyên bố về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển sạch, xác định phương hướng hỗ trợ các thỏa thuận về biến đổi khí hậu thông qua chương trình hợp tác triển khai. Các nhà Lãnh đạo cũng thông qua một báo cáo về Hội nhập kinh tế khu vực chặt chẽ hơn, trong đó có các sáng kiến cải cách cơ cấu, và hoan nghênh Kế hoạch thuận lợi hóa thương mại APEC, giúp giảm chi phí giao dịch thương mại thêm 5% nữa đến năm 2010.
2008 – Lima, Peru
Với chủ đề năm 2008 “Cam kết mới về phát triển châu Á – Thái Bình Dương”, APEC tập trung vào khía cạnh xã hội của thương mại và giảm khoảng cách giữa các thành viên phát triển và các thành viên đang phát triển. Nhằm giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà Lãnh đạo ra tuyên bố Lima về kinh tế toàn cầu, cam kết thực hiện tất cả các biện pháp kinh tế và tài chính cần thiết nhằm khôi phục ổn định và tăng trưởng, loại bỏ chủ nghĩa bảo hộ và nỗ lực hơn nữa thúc đẩy đàm phán Doha.
2009 – Singapore
APEC nỗ lực theo đuổi tăng trưởng cân bằng, bao trùm và bền vững trong lúc các nhà Lãnh đạo nhất trí kéo dài cam kết không đưa ra các biện pháp bảo hộ đến năm 2010. Hội nghị các quan chức cao cấp thương mại và tài chính chung lần đầu tiên được tổ chức nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng kinh tế.
APEC đưa ra Khuôn khổ Kết nối Chuỗi cung ứng và Kế hoạch hành động thuận lợi hóa kinh doanh với mục tiêu đến năm 2015 sẽ giảm 25% chi phí, thời gian và thủ tục trong kinh doanh. Các nền kinh tế thành viên cũng bắt đầu xây dựng Kế hoạch hành động dịch vụ APEC và Chương trình công tác dịch vụ và hàng hóa môi trường.
2010 – Yokohama, Nhật Bản
APEC đưa ra tuyên bố Tầm nhìn Yokohama, trong đó có lộ trình xây dựng cộng đồng APEC liên kết kinh tế, năng động và an toàn. Điều này bao gồm việc xây dựng một chiến lược tăng trưởng tổng thể và dài hạn. APEC hoàn tất đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu Bogor, đặc biệt trong lĩnh vực tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, cũng như thuận lợi hóa thương mại.
APEC xây dựng Chiến lược APEC về đầu tư và thông qua Chiến lược APEC mới về cải cách cơ cấu. APEC lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Bộ trưởng An ninh lương thực.
2011 – Honolulu, Hoa Kỳ
APEC đưa ra tuyên bố Honolulu, cam kết tiến hành các biện pháp cụ thể hướng tới một nền kinh tế khu vực không bị chia cắt, tập trung vào các mục tiêu chung về phát triển xanh, và thúc đẩy hợp tác và tiến tới thống nhất về quy tắc.
Nhằm đạt được các mục tiêu này, APEC quyết tâm giảm thuế đối với các hàng hóa môi trường xuống 5% hoặc thấp hơn vào cuối năm 2015 tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của các nền kinh tế thành viên, không tính đến quan điểm của các thành viên APEC tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
APEC đặt ra mục tiêu giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng chung của APEC vào năm 2035. APEC cam kết có những bước đi cụ thể triển khai thông lệ pháp lý tốt bảo đảm phối hợp nội bộ về các thủ tục pháp lý; đánh giá các tác động về pháp lý và tiến hành tư vấn cho người dân và doanh nghiệp.
2012 – Vladivostok, Nga
Các nền kinh tế APEC đã thông qua Danh mục Hàng hóa môi trường APEC mang tính đột phá, đóng góp trực tiếp và tích cực đến các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. APEC coi minh bạch hóa là một trong những nội dung của thương mại và đầu tư thế hệ mới. Các nhà Lãnh đạo thông qua Chương mẫu về minh bạch hóa đối với các hiệp định thương mại khu vực (RTAs), và hiệp định thương mại tự do (FTAs).
2013 – Bali, Indonesia
APEC đã tạo động lực để hoàn tất đàm phán về gói Bali tại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 9 nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu. APEC thông qua gói các biện pháp tăng cường kết nối khu vực, trong đó có Kế hoạch dài hạn APEC về Phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên các dự án đối tác công tư. APEC cũng đặt ra mục tiêu trao đổi 1 triệu sinh viên đại học đến năm 2020.
APEC lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Bộ trưởng chung về Phụ nữ và Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), đưa ra các định hướng khuyến khích doanh nghiệp nữ.
2014 – Bắc Kinh, Trung Quốc
Website: http://www.apec-china.org.cn/
APEC cam kết thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng hơn, thông qua lộ trình hiện thực hóa tầm nhìn Khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). APEC sẽ tiến hành nghiên cứu chiến lược chung liên quan tới việc hiện thực hóa FTAAP. Lần đầu tiên, các thành viên sẽ thực thi kế hoạch tổng thể kết nối để có thể tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, thể chế và con người trong khu vực đến năm 2025.
Nhằm đạt được tăng trưởng với giá trị gia tăng cao hơn, Thỏa thuận APEC về phát triển sáng tạo, cải cách kinh tế và tăng trưởng đưa ra những chính sách thúc đẩy sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và bền vững. Thừa nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, các nền kinh tế APEC nhất trí hành động tăng gấp đôi tỷ lệ năng lượng đến năm 2030 trong tổng thể năng lượng khu vực, trong đó có việc sản xuất năng lượng.
2015 – Manila, Philippines
Website: http://www.apec2015.ph/
APEC nhất trí xây dựng nền kinh tế bao trùm trong nỗ lực nhằm giúp mọi thành phần xã hội có thể được hưởng các thành quả tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng không đồng đều và còn nhiều rủi ro, bất định, các nhà Lãnh đạo APEC nhất trí đề ra những chính sách nhằm tạo thuận lợi cho: (i) Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới; (ii) Xây dựng các cộng đồng bền vững và tự cường; (iii) Phát triển nguồn nhân lực; (iv) Thúc đẩy chương trình nghị sự hội nhập kinh tế khu vực. Các nhà Lãnh đạo bày tỏ ủng hộ mục tiêu tăng trưởng chất lượng, thông qua việc xây dựng mạng lưới hợp tác dịch vụ.
2016 - Lima, Peru
Website: http://www.apec2016.pe/
Lãnh đạo các nền kinh tế APEC tái khẳng định vai trò của thương mại quốc tế là một cơ chế để đạt được thay đổi tích cực về kinh tế và xã hội. APEC ủng hộ chương trình nghị sự hướng tới tăng trưởng bao trùm trước nỗ lực hình thành khu vực thương mại tự do tại Châu Á Thái Bình Dương.
Cụ thể, các Lãnh đạo APEC bày tỏ sự ủng hộ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và chương trình nghị sự tăng trưởng, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hoá các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và tăng cường hệ thống thực phẩm khu vực. Để đạt được những mục tiêu này, APEC đã đưa ra các cam kết chính sách cho các thành viên hướng tới hội nhập kinh tế bền vững trong khu vực.
>>>Chủ tịch nước Trần Đại Quang tổng duyệt các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
>>>APEC 2017: FTAAP là đòi hỏi tất yếu trong hội nhập kinh tế khu vực
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2017: Truyền thông Thái Lan đánh giá cao vai trò nước chủ nhà Việt Nam
12:20' - 31/10/2017
Ngày 31/10, tờ Bangkok Post của Thái Lan đánh giá cao vai trò của Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn tuần lễ cấp APEC 2017 tại Tây Nguyên
21:45' - 30/10/2017
Ngày 30/10, Tổng cục Cảnh sát, Bộ công an tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, triệt phá các băng nhóm sử dụng vũ khí, hung khí gây án tại các địa bàn Tây Nguyên.
-
Đời sống
Ai là người tạo ra tác phẩm đại diện cho Việt Nam tại "Vườn tượng APEC 2017"?
17:12' - 30/10/2017
Bức tượng của chủ nhà Việt Nam mang tên “Khởi nguyên” của tác giả Lê Lạng Lương (Đại học Mỹ thuật Hà Nội) được lựa chọn sau khi vượt qua nhiều mẫu tượng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Học sinh một số trường của Đà Nẵng được nghỉ các ngày cao điểm diễn ra APEC
14:27' - 30/10/2017
Học sinh, sinh viên tất cả các trường đóng trên địa bàn một số quận ở Đà Nẵng sẽ được nghỉ học từ ngày 10 - 11/11.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.