Các ngân hàng thực phẩm ở Đức đang rơi vào khủng hoảng
Hiện có tới hơn 900 ngân hàng thực phẩm, do Hiệp hội Liên bang Tafel e.V., một tổ chức từ thiện giám sát, đang hoạt động hết công suất để hỗ trợ bất kỳ người dân nào chứng minh rằng mình đang gặp khó khăn về tài chính.
Tuy nhiên, ngày càng ít công ty quyên góp cho các ngân hàng này, mặc dù nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh lạm phát cao và dòng người tị nạn từ Ukraine đổ vào quốc gia này gia tăng. Đây cũng chính là lý do các ngân hàng thực phẩm đang kêu gọi sự giúp đỡ từ Chính phủ Đức.
Nhu cầu viện trợ lương thực mỗi ngày một lớn tại quận Köpenick của Berlin, nơi trung tâm người hâm mộ của đội Bundesliga FC Union Berlin đã được chuyển đổi thành địa điểm phân phối thực phẩm. Những dòng người dài đứng bên ngoài trong cái nóng bỏng rát với nhiệt độ có thời điểm lên tới 35 độ C và không có bóng râm, chờ đợi để nhận đồ ăn.Phát biểu với tổ hợp truyền thông DW, Lauer, một bà mẹ đơn thân có con trai, cho biết: "Việc kiếm sống ngày càng khó khăn vì chi phí thực phẩm tăng cao". Tuy nhiên, hôm nay, cô ấy đã lấy hết can đảm và mong được mang về nhà một giỏ hàng tạp hóa được bán với giá chỉ 1,5 euro (1,70 USD), đồng giá cho tất cả mọi người.Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis), chi phí thực phẩm hiện đã tăng gần 15% so với năm ngoái, với lạm phát ở mức 7,3%. Đối với nhiều người có thu nhập thấp hoặc eo hẹp, đây là lý do họ phải dựa vào các ngân hàng thực phẩm để sinh sống.Gia tăng khách hàng do xung độtBáo cáo của Hiệp hội Liên bang Tafel cho biết kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, rất nhiều ngân hàng thực phẩm trên toàn nước Đức đã ghi nhận số người phụ thuộc vào hàng tạp hóa giảm giá tăng gấp đôi.Chị Carol Seele, một quản lý tình nguyện viên tại ngân hàng thực phẩm Köpenick, nói với DW: "Trước xung đột, trung bình có 340 người đến để nhận thực phẩm phân phát của chúng tôi vào các ngày thứ Ba hàng tuần, nhưng hiện nay, có tới hơn 500 người". Một tình nguyện viên khác, chị Rita Hirsch, người lưu giữ hồ sơ tại trung tâm phân phối thực phẩm trên cho biết thêm: "Thứ Sáu tuần trước, chúng tôi có tới gần 600 khách hàng".
Seele chia sẻ: "Chúng tôi thấy ngày càng có nhiều khách hàng đến nhận đồ ăn do xung đột. Nhưng rất may mắn, chúng tôi vẫn chưa phải hạn chế tiếp nhận". Bất cứ ai có giấy tờ cần thiết chứng minh họ đang cần giúp đỡ đều có thể nhận viện trợ lương thực. Tuy nhiên, các ngân hàng thực phẩm khác đã bắt đầu giảm lượng hàng hóa mỗi ngày, thậm chí một số ngân hàng còn ngừng tiếp nhận người mới.Các tình nguyện viên ở Berlin đã thành lập ngân hàng thực phẩm Tafel đầu tiên của Đức vào năm 1993. Tổ chức này cho biết họ hỗ trợ khoảng 2 triệu người, với các chi nhánh khu vực nhận quyên góp thực phẩm và tài chính. Họ cũng nhận được sự hỗ trợ từ các chuỗi siêu thị lớn như Rewe, Lidl và Aldi... những nơi tặng nguồn thực phẩm dư thừa và các mặt hàng bị lỗi đóng gói."Phao cứu sinh" cho dân nghèoCác ngân hàng thực phẩm của Đức thường giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể là những người có thu nhập dưới mức trung bình ở Đức. Theo thống kê, hiện có khoảng 13 triệu người được coi là sống nghèo khổ.Hiệp hội liên bang Tafel cho biết, các khoản quyên góp thực phẩm đã giảm trong một thời gian dài. Chủ tịch mới của Tafel, Andreas Steppuhn giải thích rằng: "Nguyên nhân chính là các siêu thị hiện nay có xu hướng hoạt động tiết kiệm hơn và họ không còn quá nhiều thực phẩm thừa vào cuối ngày. Chúng tôi hoan nghênh điều này về nguyên tắc, bởi vì chúng tôi luôn nghĩ rằng điều đó thật khi giảm thiểu lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên, các ngân hàng thực phẩm hiện cần quyên góp nhiều thực phẩm hơn để hỗ trợ số lượng khách hàng ngày càng tăng".Ông Steppuhn cho biết, các ngân hàng thực phẩm thuộc hệ thống Tafel, hoạt động độc lập với khoảng 60.000 tình nguyện viên, đang gặp khủng hoảng. Ông kêu gọi một nguồn tài trợ cơ bản (của nhà nước), để Tafel có thể đảm bảo hoạt động từ thiện của mình. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa rõ liệu nhà nước Đức có ủng hộ ý tưởng này hay không./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Nạn đói gia tăng trở lại đòi hỏi các nước đầu tư lớn cho nông nghiệp
05:30' - 21/07/2023
Nạn đói đang tăng trở lại trên toàn thế giới và các nước cần đầu tư vào hệ thống nông nghiệp để tăng cường sản xuất lương thực và giảm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ hỗ trợ 32 triệu USD giúp ASEAN tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo
16:22' - 13/07/2023
Anh dự kiến sẽ công bố khoản tài trợ lên đến 25 triệu bảng Anh (32 triệu USD) hỗ trợ ASEAN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
-
Đời sống
Châu Âu tiếp nhận hơn 6,3 triệu người tị nạn Ukraine
09:43' - 04/08/2022
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính từ ngày 24/2-3/8, tổng cộng hơn 6,3 triệu người tị nạn từ Ukraine đã đến các nước châu Âu.
-
Đời sống
Hiện có từ 3,2 đến 3,7 triệu người tị nạn Ukraine trên lãnh thổ EU
08:21' - 12/07/2022
Ủy viên Nội vụ châu Âu Ylva Johansson ngày 11/7 cho biết khoảng 3,7 triệu người tị nạn Ukraine đã yêu cầu bảo hộ tạm thời ở Liên minh châu Âu (EU), trong khi 3 triệu người khác đã trở về nhà.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30'
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30'
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.