Các nhà khoa học khuyến cáo không tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 quá sớm
Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, từ 6 tháng xuống gần nhất là 3 tháng, sau khi các dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể Omicron lây truyền nhanh hơn so với biến thể Delta và có thể “tấn công” cả những người đã tiêm phòng hoặc từng mắc COVID-19.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng việc tiêm mũi tăng cường quá sớm có thể ảnh hưởng đến mức độ bảo vệ của vaccine trong dài hạn.
Thông tin về biến thể Omicron hiện còn hạn chế. Tuy nhiên, đến nay đã có 6 nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm kết luận một liệu trình vaccine ngừa COVID-19 (thường là hai mũi) là không đủ để chống lại biến thể Omicron, song cho rằng một mũi tăng cường có thể tăng khả năng bảo vệ.
Đầu năm nay, nhiều quốc gia – trong đó có Mỹ, đã cấp phép tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 sau 6 tháng kể từ khi hoàn tất tiêm chủng. Trong tháng 12 này, Mỹ cùng với Hàn Quốc, Anh và Thái Lan đã rút ngắn thời gian chờ mũi tiêm tăng cường xuống còn 3 tháng.
Bỉ quy định thời gian có thể nhận mũi tiêm tăng cường là sau 4 tháng, trong khi Pháp, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Italy và Australia khuyến nghị tiêm mũi tăng cường sau 5 tháng. Phần Lan đề xuất thời gian chờ mũi tăng cường là 3 tháng đối với những người có nguy cơ cao mắc COVID-19.
Tây Ban Nha và Lítva đến nay chỉ cung cấp mũi bổ sung cho những người có hệ miễn dịch suy giảm, người cao tuổi hoặc người có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thời gian chờ mũi tiêm tăng cường ngắn hơn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại vaccine có liệu trình ít nhất hai mũi. Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y thuộc Đại học Vanderbilt (Mỹ) – Tiến sĩ William Schaffner, nhấn mạnh: “Với các loại vaccine đa liều, hệ miễn dịch cần thời gian để phản ứng tốt hơn”.
Trong khi các kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêm mũi tăng cường có thể giúp tăng nồng độ kháng thể trong ngắn hạn, các nhà khoa học cho rằng mục tiêu của vaccine là tạo ra không chỉ kháng thể mà còn cả miễn dịch đặc hiệu qua tế bào lympho T nhằm ngăn chặn nguy cơ nhập viện.
Tiến sĩ Luciano Borio, từng là trưởng nhóm khoa học tại Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ, bày tỏ lo ngại khi đến nay vẫn chưa rõ tác động của việc tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 quá sớm đối với miễn dịch tạo ra sau khi tiêm phòng đầy đủ. Ông cho rằng: “Ba tháng dường như là một khoảng thời gian rất ngắn”./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Moderna khẳng định tiêm mũi tăng cường giúp bảo vệ chống Omicron
20:04' - 20/12/2021
Hãng dược Moderna của Mỹ công bố kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho biết tiêm mũi tăng cường bằng vaccine mRNA-1273 của hãng sẽ giúp bảo vệ khỏi biến thể Omicron.
-
Kinh tế & Xã hội
Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19
19:25' - 20/12/2021
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 22688/SYT-NVY về việc tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản ra mắt ứng dụng xác thực tiêm vaccine trên điện thoại thông minh
14:31' - 20/12/2021
Ngày 20/12, Chính phủ Nhật Bản đã ra mắt một ứng dụng trên điện thoại thông minh (smartphone) để xác thực người sử dụng đã tiêm vaccine phòng COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức y tế Mỹ hối thúc người dân tiêm vaccine mũi tăng cường
10:50' - 20/12/2021
Giới chức y tế Mỹ ngày 19/12 hối thúc người dân tiêm vaccine mũi tăng cường phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, đồng thời đeo khẩu trang và thận trọng nếu đi nghỉ trong mùa Đông.
-
Kinh tế & Xã hội
Virus SARS-CoV-2 phá hủy đáng kể hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư chưa tiêm phòng
19:50' - 18/12/2021
Một số bệnh nhân ung thư đã bị gián đoạn mức độ miễn dịch trong 3 tháng sau khi mắc COVID-19, trong khi những người khác phát triển phản ứng viêm mãn tính.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ
08:00'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine
07:51' - 24/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo vấn đề thuế quan gây căng thẳng cho hệ thống tài chính toàn cầu
07:40' - 23/04/2025
IMF đánh giá "rủi ro ổn định tài chính toàn cầu đã gia tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và bất ổn kinh tế gia tăng".
-
Ý kiến và Bình luận
Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine
09:55' - 22/04/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/4 đã đề xuất tổ chức những cuộc đàm phán song phương với Ukraine.