Các nhóm giải pháp của Chính phủ sẽ đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Chia sẻ quan điểm bên hành lang kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đánh cao sự quyết liệt, sâu sát của Chính phủ trong phòng, chống dịch COVID-19 kèm theo các giải pháp thực hiện “mục tiêu kép” khôi phục nền kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm.
Theo đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng), tháng 1/2020 vẫn còn dư âm rất tích cực về kết quả kinh tế - xã hội của năm 2019, tháng 2 dư âm giảm dần nhưng được bù lại bởi tháng Tết, tháng 3 bắt đầu bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 3,82%.
Đến tháng 4, khi các nước trên thế giới chìm trong đại dịch COVID-19 thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong nước giảm rõ rệt.
Nhìn vào tốc độ thu ngân sách nhà nước thông qua thu thuế, có thể thấy tốc độ thu thuế tháng 4 giảm và đến tháng 5 tiếp tục giảm hơn nữa. Như vậy, trong tháng 6 này dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ khó mà duy trì được.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên tin tưởng với chiến lược phục hồi nền kinh tế “2 bước” của Chính phủ sẽ đem lại kết quả khả quan trong tăng trưởng, trong đó sẽ thực hiện tốt bước 1 đó là khống chế dịch COVID-19, không lây nhiễm trong cộng đồng.
“Chúng ta sẽ điều chỉnh lại nền kinh tế để gia nhập vào chuỗi giá trị hình thành mới trong quý 4/2020 và những tháng đầu năm của 2021. Hy vọng trong năm 2021, kinh tế thế giới phục hồi thì nền kinh tế của chúng ta cũng sẽ phục hồi thêm”, đại biểu nêu ý kiến.
Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cho rằng, cùng với việc kiểm soát dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như: Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng, miễn giảm tiền điện, hỗ trợ cước phí viễn thông quy mô gần 40 nghìn tỷ; 15 nghìn tỷ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp để hỗ trợ người lao động; chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thu ngân sách cho các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.
Những giải pháp này có ý nghĩa quan trọng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất kinh doanh và phục hồi nền kinh tế.
Qua thảo luận tại các phiên của Quốc hội cũng như qua các cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng Chính phủ ở nhiều địa phương, đại biểu thấy có sự quyết tâm rất cao của nhiều địa phương khi đăng ký không giảm chỉ tiêu tăng trưởng năm nay.
Với quyết tâm cao như vậy, đại biểu Bùi Thanh Tùng hy vọng rằng cộng đồng doanh nghiệp, người dân cũng sẽ có những điều kiện tiếp tục quay trở lại sản xuất kinh doanh.
“Năm nay chúng ta sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và giữ được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế không chỉ là dương mà có thể trên mức như các tổ chức quốc tế đánh giá lừ 2,7 đến 2,8%”. Hiện nay chúng ta quyết tâm ở mức cao hơn là hơn 4%”, đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) đề cao vai trò của ngành nông nghiệp và cho rằng, ở những thời điểm khó khăn khi các ngành công nghiệp, dịch vụ suy giảm thì ngành Nông nghiệp vẫn là trụ đỡ cho nền kinh tế.
Theo đại biểu, để nông nghiệp đứng vững cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phải xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị hơn nữa, nếu không chú ý điểm này khi hàng hóa các quốc gia sản xuất nhiều thì khả năng cạnh tranh của chúng ta sẽ không cao.
Đại biểu lấy ví dụ giá gạo đang tăng cao do nhiều quốc gia đang có nhu cầu tăng cao về lương thực nhưng lại không sản xuất đủ.
Việt Nam lại được mùa trồng lúa nên cần tận dụng thời gian này để xây dựng thương hiệu và gia tăng giá trị trong thời gian tới…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi nội lực, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế
19:43' - 15/06/2020
Ngày 15/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Nội dung này đã được Quốc hội cho ý kiến trong cả ngày 13/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính: Đã có các kịch bản tác động đến cân đối ngân sách nhà nước
19:31' - 15/06/2020
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 15/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã giải trình, làm rõ hơn một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá sách giáo khoa lớp 1 mới cao hơn 3 lần so với sách giáo khoa hiện tại
17:12' - 15/06/2020
Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, giá sách giáo khoa lớp 1 mới cao hơn khoảng 3 lần so với bộ sách giáo khoa hiện tại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ ngư dân Việt Nam được cứu khỏi tàu chìm: 18 ngư dân chuẩn bị về nước
11:37'
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cho biết đêm 12/1, 18 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển một ngày trước đã nhập cảnh Malaysia trong điều kiện sức khỏe tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng: Đấu giá 36 mỏ khoáng sản giải quyết tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng
11:17'
Tỉnh Lâm Đồng chuẩn bị tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với 36 điểm mỏ chưa thăm dò, đánh giá trữ lượng, trong đó có 22 mỏ đất san lấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngư dân kỳ vọng bội thu chuyến biển cuối năm
11:07'
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tích cực vươn khơi bám biển để phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV
10:30'
Trên cơ sở sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các bộ, ngành nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) dự kiến có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 Bộ, cơ quan ngang Bộ).
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
09:47'
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
09:39'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhịp cầu kết nối thương mại hàng hóa Việt Nam - Canada
08:23'
Thông qua các doanh nghiệp kiều bào hàng Việt Nam không những vào được hệ thống bán lẻ và siêu thị tại Canada mà còn vươn tới được khu vực Bắc Mỹ nói riêng và châu Mỹ nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
19:14' - 12/01/2025
Theo Ban Chỉ đạo, kết quả cập nhật của 42 địa phương, đến nay, đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 88.488 căn nhà, với 48.989 căn nhà đã khánh thành và khởi công mới 35.899 căn nhà.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát
16:10' - 12/01/2025
Từ Phiên họp thứ nhất đến nay, cả nước đã hoàn thành, bàn giao hơn 44.000 căn nhà và đang xây dựng 34.200 căn. Từ nay đến cuối năm 2025 còn khoảng 240.000 căn phải hoàn thành.