Các nước Arab kêu gọi Mỹ từ bỏ quyết định về Jerusalem
Trong một tuyên bố sau cuộc họp khẩn tại thủ đô Cairo của Ai Cập, AL cho biết quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế", không có hiệu lực và sẽ đảo ngược chính sách theo đuổi lâu nay của Mỹ là quy chế của Jerusalem phải được quyết định trong các cuộc thương lượng với người Palestines vốn mong muốn đặt thủ đô nhà nước tương lai của họ ở Đông Jerusalem.
Do vậy, các ngoại trưởng AL cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ không có ảnh hưởng về mặt pháp lý mà chỉ làm gia tăng căng thẳng, kích động sự giận dữ và đe dọa nhấn chìm cả khu vực vào cảnh hỗn loạn và bạo lực hơn.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Liban Gebran Bassil cho rằng các nước Arab cần cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Mỹ, nhằm ngăn chặn việc Washington dời đại sứ quán tại Israel đến thành phố Jerusalem.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Bassil cho biết các biện pháp tiên quyết để chống lại quyết định của Mỹ phải được tiến hành, ban đầu là biện pháp ngoại giao, sau đó là chính trị, tiếp theo là trừng phạt kinh tế và tài chính.
Cũng tại cuộc họp, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir đã kêu gọi Mỹ rút lại quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel cũng như việc dời đại sứ quán đến thành phố này.
Theo ông Jubeir, toàn bộ cộng đồng quốc tế phải tăng cường nỗ lực tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột Israel-Palestine.
Cùng ngày, Palestine đã lên tiếng kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế do Liên hợp quốc (LHQ) dàn xếp, nhằm tái khẳng định giá trị pháp lý của những nghị quyết liên quan đến vấn đề Palestine.
Một thành viên Ban Chấp hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), ông Wasel Abu Yusuf cho biết Palestines sẽ cố gắng tổ chức một hội nghị hòa bình quốc tế, dưới sự dàn xếp của LHQ và có sự tham gia của những người bạn - Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác, để tái khẳng định sự cần thiết của việc tuân thủ các nghị quyết liên quan đến vấn đề Palestine của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an LHQ".
Theo ông Yusuf, mặc dù có nhiều bất đồng trong quá khứ nhưng cả hai phong trào Hamas và Fatah của Palestine đều phản đối việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Lâu nay, quy chế chính thức của Jerusalem là vấn đề hết sức nhạy cảm và là tâm điểm của cuộc xung đột Israel-Palestine.
Israel coi Jerusalem là thủ đô "vĩnh viễn và không thể chia cắt" của mình, trong khi người Palestine muốn Đông Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine trong tương lai.
Đông Jerusalem đã bị Israel chiếm đóng trái phép trong cuộc chiến tranh năm 1967 và sáp nhập vào lãnh thổ của mình bất chấp sự không công nhận của cộng đồng quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng các nước Arập lên án tuyên bố của Tổng thống Mỹ về Jerusalem
08:36' - 10/12/2017
Ngoại trưởng các nước Arập đã tiến hành một cuộc họp khẩn ngày 9/12 tại thủ đô Cairo của Ai Cập chỉ trích quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích tuyên bố của Tổng thống Mỹ về Jerusalem
07:42' - 10/12/2017
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 9/12 đã tuyên bố rằng quyết định mới đây của Mỹ về việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel là một hành động khiêu khích.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Mỹ: Tình trạng cuối cùng của Jerusalem sẽ do Israel và Palestine đàm phán
08:05' - 09/12/2017
Ngày 8/12, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố rằng tình trạng cuối cùng của thành phố Jerusalem sẽ được quyết định bởi các nhà đàm phán Israel và Palestine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bị cô lập tại cuộc họp khẩn của HĐBA LHQ về Jerusalem
07:18' - 09/12/2017
Tại phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 8/12, Mỹ đã rơi vào thế bị cô lập khi lần lượt các quốc gia chỉ trích Nhà Trắng công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam cho rằng mọi giải pháp liên quan đến Jerusalem cần tuân thủ luật pháp quốc tế
21:53' - 08/12/2017
Về lập trường mới của Mỹ đối với vấn đề Jerusalem, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ quan ngại quyết định này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định tại khu vực Trung Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.