Nhật Bản: Nợ hộ gia đình lần đầu tiên vượt thu nhập
Nợ hộ gia đình ở Nhật Bản đang tăng nhanh hơn thu nhập giữa lúc giá nhà tăng vọt. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng duy trì các khoản thanh toán của những người vay khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cân nhắc tiếp tục tăng lãi suất.
Nhà kinh tế trưởng Takuya Hoshino tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, cho biết tình hình giá nhà tăng cao đang gây khó khăn cho người dân khi muốn mua nhà. Vì giá nhà tăng quá nhanh so với mức tăng của lương nên người mua phải vay nhiều tiền hơn, dẫn đến gánh nặng nợ nần tăng lên.
Giá căn hộ chung cư ở trung tâm Tokyo đã tăng đặc biệt nhanh chóng. Theo khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, khoản thế chấp và các khoản nợ liên quan đến nhà ở chiếm khoảng 90% tổng số nợ của các hộ gia đình. Báo cáo dòng vốn của BoJ cũng cho thấy tổng dư nợ cho vay nhà ở trên toàn quốc đã đạt 229.000 tỷ yen (1.500 tỷ USD) vào cuối năm 2023. Những người trong độ tuổi 30 và 40 đang tích cực vay mượn nhiều hơn do lãi suất thấp. Điều này dẫn đến tình trạng nợ nần của nhóm người này tăng lên mức cao kỷ lục. Một người đàn ông 30 tuổi, người đã vay một khoản thế chấp khoảng 100 triệu yen với vợ mình để mua một căn hộ chung cư ở Tokyo trong năm nay, cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc vay nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của mình. Thu nhập hàng năm của cặp đôi này vào khoảng 20 triệu yen. Tuy nhiên, người chồng chia sẻ các khoản tiền gửi và chi phí khác đã “ngốn” một phần đáng kể tiền tiết kiệm của họ, và họ hy vọng sẽ được tăng lương hơn nữa. Tỷ lệ nợ trên thu nhập cao cho thấy các hộ gia đình sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ, đặc biệt nếu xảy ra tình trạng mất việc làm hoặc bị cắt giảm lương. Mặc dù việc tăng lương sẽ giảm bớt áp lực này, nhưng nó lại tạo ra những rủi ro khác. Lạm phát kéo dài do lương tăng sẽ làm tăng khả năng BoJ tăng lãi suất một lần nữa. Theo Cơ quan Tài chính Nhà ở Nhật Bản, khoảng 76,9% người vay ở Nhật Bản chọn lãi suất thế chấp điều chỉnh, nghĩa là khoản thanh toán hàng tháng của họ sẽ tăng lên nếu lãi suất tăng. Trong tháng 9/2024, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm lần đầu tiên trong 10 tháng qua. Điều này gây lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách nước này bởi bất kỳ sự suy yếu kéo dài nào trong nhu cầu toàn cầu có thể làm phức tạp lộ trình thoát khỏi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng kéo dài hàng thập kỷ qua của BoJ. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 9/2024 giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược so với mức dự báo trung bình của thị trường là tăng 0,5% và sau mức tăng đã điều chỉnh 5,5% ghi nhận vào tháng 8/2024. Nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc và tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ đã đè nặng lên hoạt động xuất khẩu, trong khi sự phục hồi gần đây của đồng yen, một phần do việc BoJ bất ngờ tăng lãi suất vào cuối tháng 7/2024, càng làm giảm giá trị xuất khẩu. Ông Kazuma Kishikawa, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Daiwa, cho biết: "Xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong những tháng tới do tình hình bất ổn, đặc biệt là trong nền kinh tế Trung Quốc". Ông lưu ý rằng nhu cầu nội địa của Trung Quốc dường như yếu hơn dự đoán và tác động từ các gói kích thích của nước này còn chậm. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Chín vừa qua, trong khi xuất khẩu sang Mỹ giảm 2,4%. Nhu cầu yếu đối với mặt hàng ô tô là nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm ở cả hai thị trường này. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình chưa được trang bị đầy đủ để xử lý rủi ro lãi suất. Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 5/2024 của cơ quan này, 23,1% số người được hỏi có khoản vay thế chấp điều chỉnh cho biết họ không có kế hoạch cụ thể nào để xử lý việc các khoản thanh toán tăng. Những người khác cho biết họ sẽ cắt giảm tiền tiết kiệm hoặc chi tiêu hàng ngày, nhưng không rõ liệu đó có phải là một lựa chọn khả thi hay không. Lãi suất cao hơn dự kiến sẽ có lợi cho các hộ gia đình nói chung. Ví dụ, người cao tuổi có nhiều tiền tiết kiệm hơn nợ. Nhưng những người ở độ tuổi 30 sẽ bị ảnh hưởng. Năm 2023, các khoản nợ của các hộ gia đình ở độ tuổi 30 tương đương 270% thu nhập và 230% tiền tiết kiệm của họ, cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi. Ông Hoshino cho biết dây là độ tuổi nhiều người kết hôn hoặc sinh con. Việc họ không có khả năng trả nợ có thể làm suy yếu các nỗ lực nhằm nâng cao tỷ lệ sinh của Nhật Bản, chẳng hạn như buộc họ phải sinh ít con hơn mong muốn.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn chuẩn bị ứng phó rủi ro từ nợ xấu
12:25' - 22/10/2024
Theo dữ liệu của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), tỷ lệ nợ quá hạn đối với nợ thẻ tín dụng, vay mua ô tô và nợ bất động sản thương mại gần đây đã tăng lên mức cao hơn so với trước đại dịch COVID-19.
-
Tài chính & Ngân hàng
Malaysia cam kết giảm mạnh nợ công
08:16' - 22/10/2024
Theo Báo cáo của Tổng kiểm toán Malaysia, nợ quốc gia của nước này được ghi nhận ở mức 1.173 tỷ ringgit (270 triệu USD) vào năm 2023 - mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sự khác biệt tình hình lạm phát tại hai bờ Đại Tây Dương
07:46' - 22/10/2024
Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu vẫn đang thận trọng cho dù lạm phát chung đang có xu hướng giảm và về mức ổn định hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc giảm lãi suất cho vay cơ bản
10:40' - 21/10/2024
Trung Quốc đã giảm lãi suất cho vay tiêu chuẩn như dự đoán tại thời điểm ấn định lãi suất hàng tháng vào ngày 21/10.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tăng vốn giữa áp lực lợi nhuận giảm và nợ xấu gia tăng
07:00'
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng sau khi ban hành một loạt các chính sách kích thích, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và lãi suất chính sách.
-
Tài chính & Ngân hàng
EIB tài trợ 110 triệu USD giúp Chile đẩy nhanh chuyển đổi xanh
09:53' - 30/03/2025
Khoản đầu tư này được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế Chile, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Italy gặp khó trong giải ngân quỹ phục hồi COVID-19 của EU, chi tiêu mới đạt 45%
11:06' - 29/03/2025
Italy hy vọng sẽ thấy sự thúc đẩy kinh tế lớn từ các khoản hỗ trợ của EU, nhưng nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng 0,7%/năm trong 2 năm qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng
13:26' - 28/03/2025
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo tiền đề phát triển ở mức hai con số trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Kẻ ngược dòng" xu hướng chính sách tiền tệ trên thế giới
09:17' - 28/03/2025
Banxico cảnh báo hoạt động kinh tế của Mexico dự báo sẽ suy yếu trong quý I/2025 do môi trường bất ổn và căng thẳng thương mại gây rủi ro suy giảm kinh tế đáng kể.
-
Tài chính & Ngân hàng
Moody’s cảnh báo sự suy yếu tài chính của Mỹ có thể kéo dài
08:51' - 27/03/2025
Moody’s cho biết các kế hoạch thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể cản trở khả năng của nước này đối phó với nợ đang gia tăng và lãi suất cao hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB đau đầu với tin đồn: Đồng euro số có thật sự sắp ra mắt?
18:19' - 26/03/2025
Cho đến nay, ECB vẫn chưa quyết định về việc tạo ra đồng euro số - một dạng tiền điện tử được ECB hậu thuẫn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Stablecoin sắp ra mắt của Mỹ có thể quy đổi 1:1 với đồng USD
16:00' - 26/03/2025
Dự án tiền điện tử World Liberty Financial của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo kế hoạch ra mắt một stablecoin mang tên USD1, có thể quy đổi theo tỷ lệ 1:1 với đồng USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thẻ tín dụng - phương tiện thanh toán được người Hàn Quốc ưa chuộng nhất
08:50' - 26/03/2025
Khi xem xét phương thức thanh toán được ưa chuộng theo độ tuổi, thẻ tín dụng được xếp hạng là phương thức thanh toán phổ biến nhất ở mọi nhóm tuổi.