Các tập đoàn châu Âu tụt hậu so với các doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực vũ trụ
Cuộc ly dị giữa nước Anh và Liên minh châu Âu (EU) là nguyên nhân khiến Ủy ban châu Âu (EC) phải đẩy lùi kế hoạch đầu tư cho dự án vũ trụ của mình đến sau năm 2020, dù đây là một chương trình rất quan trọng đối với chính sách không gian châu Âu mà EU đang có dấu hiệu bị bỏ lại sau.
Thế giới đã bùng nổ một cuộc chạy đua mới trong công cuộc chiếm lĩnh không gian vũ trụ.
Tuy nhiên, lần này không phải là cuộc đua giữa hai siêu cường thế giới như cuối thế kỷ trước mà thực ra là cuộc đua giữa các chủ tập đoàn lớn mang tính toàn cầu.
Elon Musk, sáng lập viên của tập đoàn Tesla và Space X cùng Jeff Bezos, ông chủ của Amazon và Blue Origin đang tranh đua để đoạt được «chén thánh» của không gian vũ trụ: đó là các tên lửa có thể tái sử dụng.
Lo sợ bị đẩy lại sau, EU cuối cùng cũng đã quyết định nhập vào cuộc đua.
Ông Philippe Brunet, Giám đốc của DG Growth, phụ trách thị trường nội khối, công nghiệp và doanh nghiệp đã thông báo ngày 25/1 rằng EC đang tìm kiếm vốn để tài trợ cho chương trình nghiên cứu phát triển tên lửa tái sử dụng, một công nghệ đang được xem là mang tính cách mạng trong cuộc đua vào không gian hiện nay.
Tuy nhiên, nguồn tài chính cho chương trình không nằm trong dự trù kế hoạch ngân sách hiện nay mà phải đợi tới ngân sách giai đoạn 2021-2027.
Ông Philippe Brunet chỉ ra rằng các đàm phán về Brexit làm cho Liên minh này khó định hình được số vốn hiện có dành cho các dự án vũ trụ, trong khi đang xem xét ngân sách từ nay đến năm 2020.
Ủy ban cũng tính đến việc đề xuất vấn đề này trong lần xem xét ngân sách tiếp theo, dự kiến diễn ra từ nay đến cuối năm.
Việc giải ngân khoản vốn cho chương trình không gian châu Âu cùng lúc được coi là quá ít và quá chậm.
Sau hàng thập kỷ thử nghiệm với việc đổ hàng nghìn tỷ USD để khám phá vũ trụ và triển khai các chương trình phóng vệ tinh, Elon Musk và Jeff Bezos thực sự đã thành công trong việc chế tạo ra một loại tên lửa có khả năng quay trở lại Trái đất trong tình trạng có thể sử dụng lại được.
Tên lửa đẩy luôn là thành phần đắt nhất của các chương trình không gian vũ trụ.
Việc tái sử dụng tên lửa đẩy sẽ cho phép giảm rõ rệt giá thành các chương trình không gian, mở ra một kỷ nguyên mới trong thám hiểm không gian và khả năng du lịch giữa các hành tinh.
Space X đã triển khai phóng các vệ tinh nhờ vào công nghệ này.
Về phần mình, Blue Origin đã vén màn bí mật khi tiết lộ với công chúng một thế hệ tên lửa đẩy tái sử dụng mới có khả năng thực hiện những chuyến bay ra ngoài quĩ đạo tầm thấp của Trái đất.
Còn Trung Quốc cũng thực hiện các thử nghiệm tương tự vào mùa Xuân vừa qua.
Vào thời điểm này, các tập đoàn châu Âu còn lâu mới có thể theo kịp được các đồng nghiệp Mỹ, vốn rất năng động trong lĩnh vực này.
Hiện có quá ít những tập đoàn châu Âu đi vào nghiên cứu phát triển tên lửa tái sử dụng, và ngân sách dành cho công việc này của họ quá eo hẹp khi so với các công ty của Mỹ.
Công ty Tây Ban Nha PLD là công ty đầu tiên đã phát triển thế hệ tên lửa đẩy có thể tái sử dụng tại châu Âu.
Việc sở hữu công nghệ này cho phép họ triển khai các vệ tinh thương mại nhỏ và các sản phẩm đầu tiên sẽ được đưa ra thị trường vào năm 2018.
Khoản đầu tư đầu tiên thực hiện vào năm 2013 đã giúp công ty thu được 1,2 triệu euro và tới đầu năm nay doanh nghiệp này thu thêm được 6,7 triệu để tái đầu tư.
Để so sánh, lần phóng tên lửa mới nhất của công ty Space X được đầu tư đến một tỷ USD, chủ yếu đến từ Alphabet, một doanh nghiệp liên quan đến Google.
Châu Âu cho thấy họ đã tham dự vào cuộc đua nhằm khuyến khích nghiên cứu sáng tạo của châu Âu trong các lĩnh vực như thu thập dữ liệu cho các dịch vụ định vị, nông nghiệp chính xác hoặc thậm chí là khai thác khoáng sản trên các tiểu hành tinh.
Châu Âu sẽ tập trung vào mô hình hợp tác công tư để triển khai các dự án trọng điểm của mình.
Giám đốc của DG Growth đã giải thích sáng kiến công nghệ chung sẽ góp phần hỗ trợ những công nghệ sáng tạo quan trọng, trong đó có thể kể đến tên lửa tái sử dụng - một công nghệ có thể tạo sự đột biến trong rất nhiều lĩnh vực.
Cơ chế đối tác công tư, theo đó mỗi khoản đầu tư do nhà nước chi trả sẽ được đi kèm với một khoản đầu tư tương ứng của tư nhân.
Đây được coi là giải pháp tối ưu cho châu Âu khi phải đối mặt với các dự án đòi hỏi nguồn vốn đầu tư siêu khủng như lĩnh vực công nghệ vũ trụ.
Hiện nay, các sáng kiến vũ trụ của các doanh nghiệp châu Âu chủ yếu trông chờ vào các nguồn tài chính công. Và nguồn vốn dành cho lĩnh vực đầu tư rủi ro tại châu Âu eo hẹp hơn rất nhiều so với ở Mỹ.
Rainer Horn, đối tác chính của SpaceTech đã nhấn mạnh về sự tương phản giữa tư duy châu Âu và Mỹ trong một hội nghị tại Brussels.
Tại Mỹ, các nhà đầu tư luôn sẵn sàng nghe về các câu chuyện thành công, trong khi tại châu Âu hiện rất khó để thu hút các nhà đầu tư vào các dự án không gian vũ trụ.
Ông này cũng bày tỏ mong muốn có thêm nhiều nguồn vốn thông minh hơn để «bôi trơn hệ thống» và tài trợ cho doanh nghiệp cùng các ý tưởng về thương mại hóa trong lĩnh vực này.
Eric Morel, Giám đốc tư pháp, công nghiệp và gọi thầu thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu khẳng định châu Âu phải học hỏi nhiều từ những nhà đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ như Amazon.
Ông cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp tư nhân cần dấn thân nhiều hơn nữa và dám đương đầu với rủi ro để giành được phần thắng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Module hạ cánh Schiaparelli thuộc dự án ExoMars bắt đầu đáp xuống Sao Hỏa
12:38' - 17/10/2016
Ngày 16/10, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết module đổ bộ Schiaparelli với trọng lượng gần 600kg đã bắt đầu quá trình hạ cánh trong vòng 3 ngày xuống Sao Hỏa.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ: Các nhà bán lẻ dệt may trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển lao động
08:14'
Ngày 8/4, các nhà bán lẻ quần áo khắp nước Mỹ đang trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển dụng lao động trước khi biện pháp thuế quan của nước này có hiệu lực từ ngày 9/4 đối với các sản phẩm nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh "lên tiếng" về tác động áp thuế mới của Hoa Kỳ
19:49' - 08/04/2025
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVEP - Động lực nền tảng của chuỗi giá trị Petrovietnam
12:53' - 08/04/2025
Vượt qua các thách thức trong nhiệm kỳ 2020-2025 đầy gian khó, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện những giải pháp đột phá mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PTSC hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón – hóa chất
12:21' - 08/04/2025
PVFCCo và PTSC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.
-
Doanh nghiệp
Nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam tăng 2 con số trong quý I/2025
11:33' - 08/04/2025
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động khó lường, nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam vẫn tăng trưởng 2 con số nhờ việc hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Hà Giang thu hồi hơn 79.000 m² đất của Tập đoàn FLC tại núi Mỏ Neo
10:59' - 08/04/2025
UBND tỉnh Hà Giang giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Liên doanh Wicresoft của Microsoft ngừng hoạt động tại Trung Quốc
08:00' - 08/04/2025
Tờ Caijing của Trung Quốc ngày 7/4 dẫn nhiều nguồn tin cho hay liên doanh Wicresoft của Microsoft sẽ ngừng hoạt động tại Trung Quốc kể từ ngày 8/4.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ngành hàng điện tử LG Electronics ước đạt doanh thu cao kỷ lục
19:41' - 07/04/2025
Trong hướng dẫn về thu nhập, LG Electronics ước tính doanh số là 22.750 tỷ won và lợi nhuận hoạt động là 1.260 tỷ won trong giai đoạn từ tháng 1-3.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến kinh doanh tại Nga
07:47' - 07/04/2025
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về khả năng các doanh nghiệp Mỹ đã sẵn sàng quay trở lại thị trường Nga, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga khẳng định: "Chắc chắn là có".