Các thị trường tài chính Mỹ đã chạm đáy hay chưa?
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu ở Phố Wall Ed Yardeni khẳng định ông không cho rằng “việc thoát ra khỏi một thị trường giá xuống sẽ diễn ra nhanh chóng trong bối cảnh hiện nay”.
* Triển vọng trong ngắn hạn là không sáng"Tôi nghĩ các nhà đầu tư đã học được một bài học trong năm nay, đó là đừng chống lại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed)", ông Ed Yardeni nói với CNBC hôm 20/6. Điều này có nghĩa là giới đầu tư nên chủ động điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình thay vì đi ngược lại với chính sách tiền tệ của Fed.Ông Yardeni, cũng là Chủ tịch công ty tư vấn Yardeni Research, cho biết: “Trong nhiều năm, ý tưởng về sự đồng thuận với Fed được thực hiện trong bối cảnh chính sách tiền tệ lỏng lẻo được duy trì. Khi đó, dòng vốn đầu tư sẽ đổ dồn về thị trường chứng khoán”.Tuy nhiên, những điều này đã thay đổi đáng kể trong năm nay. Giờ đây, sự đồng thuận đối với Fed lại có nghĩa là hãy đồng thuận với thể chế này trong công cuộc chống lại lạm phát.Và điều này có nghĩa là triển vọng đối với thị trường chứng khoán trong ngắn hạn là không sáng.* Quá muộn để hoảng sợVới lạm phát liên tục thiết lập các mức cao kỷ lục mới trong năm nay, Fed đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tuần trước – mức tăng từng lần cao nhất kể từ năm 1994, và báo hiệu sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới.Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, nhiều khả năng thể chế này sẽ tăng lãi suất thêm 50 hoặc 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tiếp theo vào tháng Bảy.
Tuy nhiên, kinh tế Mỹ hiện đang đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ, với tăng trưởng kinh tế giảm và giá cả tiếp tục tăng.Trước những động thái thắt chặt của Fed, Phố Wall đã suy sụp. Chỉ số S&P 500 hồi tuần trước đã ghi nhận tuần giảm thứ 10 trong 11 tuần qua, và hiện đang ở trong thị trường giá xuống. Hôm 16/6, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones cũng đã lần đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 30.000 điểm kể từ tháng 1/2021.Ông Yardeni khẳng định xu hướng này "sẽ không kết thúc" cho đến khi có những dấu hiệu rõ ràng rằng lạm phát, do giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, đã đạt đến đỉnh điểm.Các nhà quan sát thị trường cũng cho rằng một trong những nguyên nhân khiến lạm phát tăng là do Fed đã kích thích nền kinh tế quá mức trong bối cảnh đại dịch COVID-19.Chuyên gia này nói: “Lạm phát cần phải đạt đỉnh trước khi thị trường phát đi những tín hiệu tích cực hơn”. Theo ông Yardeni, tại thời điểm này, đối với giới đầu tư, đã quá muộn để hoảng sợ. Tôi cho rằng các nhà đầu tư dài hạn sẽ nhìn thấy những cơ hội tuyệt vời tại đây”.* Suy thoái kinh tế sẽ “làm tổn thương" người giàuNhững lời đồn đoán về khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái đang ngày một lớn hơn, giữa bối cảnh giới quan sát tỏ ra nghi ngờ về khả năng “hạ cánh mềm” của Fed. Thị trường giá xuống thường là biểu hiện, chứ không phải nguyên nhân gây ra suy thoái.Mark Jolley, chiến lược gia toàn cầu tại hãng dịch vụ tài chính CCB International Securities, nhận định: “Trong một thời gian dài, đây là cuộc suy thoái đầu tiên sẽ gây tổn hại đến người giàu hơn là những người dân bình thường khác”."Nếu nhìn vào những gì đã xảy ra với giá trái phiếu và cổ phiếu và nhìn vào sự sụt giảm đồng thời của giá trái phiếu và cổ phiếu, có lẽ năm 2022 sẽ là một năm tồi tệ nhất kể từ năm 1938 về sự tàn phá của cải", chiến lược gia Mark Jolley chia sẻ với CNBC hôm 20/6.Khi lãi suất cao hơn, giá trị tài sản được mua bằng tiền đi vay sẽ giảm, khiến các khoản thế chấp có rủi ro cao hơn.“Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với hệ thống ngân hàng trong bất kỳ nền kinh tế nào nếu giá nhà của bạn đang giảm đến 20% giá trị?”, ông Jolley đặt câu hỏi./.Tin liên quan
-
Tài chính
Gia tăng rủi ro trên thị trường tài chính do Fed tăng lãi suất
16:31' - 21/06/2022
Các quan chức của Fed cũng báo hiệu rằng họ đã bắt đầu đi trên con đường tăng lãi suất mạnh mẽ hơn trong tương lai, dự kiến lãi suất huy động vốn của Fed sẽ ở mức 3,4% vào cuối năm nay.
-
Ngân hàng
Chính sách lãi suất của Fed trước "lằn ranh đỏ"
17:27' - 20/06/2022
Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy mạnh việc tăng lãi suất để kiểm chế lạm phát phi mã, những cảnh báo về nguy cơ suy thoái của nền kinh tế ngày càng gia tăng.
-
Tài chính
Quan chức Fed: Mỹ sẽ cần vài năm để đưa lạm phát trở lại mức 2%
14:25' - 20/06/2022
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chi nhánh tại Cleveland, bà Loretta Mester, cho rằng nguy cơ suy thoái đang ngày càng gia tăng và nước Mỹ sẽ mất nhiều năm để có thể đưa lạm phát trở lại mức 2%.
-
Ngân hàng
Quan chức Fed ủng hộ có thêm một đợt tăng mạnh lãi suất trong tháng 7/2022
15:17' - 19/06/2022
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Christopher Waller ngày 18/6 đã ủng hộ kế hoạch tiếp tục một đợt tăng lãi suất mạnh nữa vào tháng 7/2022.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những “gợn sóng” đến từ quyết định tăng lãi suất của Fed
17:31' - 18/06/2022
Quyết định tăng lãi suất lần thứ ba trong năm nay của Fed liệu có thực hiện được mục tiêu kép đưa thị trường việc làm đạt được trạng thái toàn dụng lao động, đồng thời giữ giá cả ổn định?
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30'
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30'
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.