Cách thức Thụy Sỹ ứng phó với tình trạng giá cả leo thang
Các vấn đề về nguồn cung liên quan đến đại dịch COVID-19 và sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu toàn cầu sau cuộc khủng hoảng y tế đã khiến giá năng lượng và hàng hóa tăng cao trên toàn cầu.
Cuộc xung đột ở Ukraine khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Xu hướng giá năng lượng và lạm phát đi lên rõ ràng là một hiện tượng toàn cầu và điều đó cũng ảnh hưởng đến Thụy Sỹ. Tuy nhiên, quốc gia này đã kiềm chế được lạm phát so với các quốc gia khác. Chỉ số giá tiêu dùng tổng thể ở Thụy Sỹ chỉ tăng 3,5% trong hơn một năm, so với mức 10% ở Liên minh châu Âu (EU) và hơn 8% ở Mỹ. Giá năng lượng ở Thụy Sỹ tăng 28% và giá lương thực tăng 2%, so với các mức lần lượt 38% và 10,6% ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Sức mạnh hiện tại của đồng franc Thụy Sỹ (CHF) được coi là đóng vai trò như một bộ đệm. Mathieu Grobéty, Giám đốc Viện Kinh tế Ứng dụng tại Đại học Lausanne, giải thích: “Đồng euro đã giảm so với đồng franc kể từ đầu năm nay, có nghĩa là hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn rất nhiều.Chuyên gia kinh tế cho biết thêm rằng giá năng lượng ở Thụy Sỹ ít chịu ảnh hưởng từ các biến động quốc tế hơn so với các nước khác, do thị trường được điều tiết, mà một phần giá được ấn định trước và phần lớn năng lượng tái tạo được sản xuất từ các đập ở dãy Alps. Ngoài ra, theo ông Grobéty, Thụy Sỹ không phải là thành viên EU nên xuất hiện lo ngại về việc một lượng lớn người Thụy Sỹ thường xuyên sang biên giới các nước láng giềng để được mua hàng rẻ hơn. Do đó, nhà phân phối thực phẩm Thụy Sỹ đã không muốn ngay lập tức tăng giá vì chi phí toàn cầu cao hơn với mục tiêu là để ngăn cản người tiêu dùng Thụy Sỹ mua hàng ở nước ngoài. Nhưng chuyên gia Mathieu Grobéty cho rằng lạm phát ở Thuỵ Sỹ sẽ “bắt kịp với các nước khác" vào cuối năm và sau đó sẽ chậm lại từ đầu năm 2023. Sức ép lạm phát Giá của nhiều loại hàng hóa và vật tư cơ bản, chẳng hạn như năng lượng, đã tăng trong 12 tháng qua. Ví dụ, giá dầu sưởi ấm, được khoảng 40% hộ gia đình Thụy Sỹ sử dụng, đã tăng gần gấp đôi và giá khí đốt tăng gần 60%. Giá điện thường được công bố hàng năm vào cuối tháng Tám. Dự kiến, mức tăng trung bình là 27% vào năm 2023, với sự khác biệt lớn tùy thuộc vào nơi sống - ở Thụy Sỹ, mạng lưới điện được quản lý tại địa phương với khoảng 600 nhà cung cấp. Một số thành phố sẽ có mức tăng kỷ lục, chẳng hạn như Saint-Prex ở bang Vaud, nơi hóa đơn tiền điện tăng tới 1.600% từ 70.000 CHF lên 1,3 triệu CHF. Các mặt hàng thực phẩm cơ bản, chẳng hạn như dầu ăn hoặc mì ống, đắt hơn khoảng 10% ở Thụy Sỹ. Và việc tăng giá đối với những mặt hàng như vậy đang bắt đầu có tác động đến ngân sách của các hộ gia đình. Theo Cơ quan Thống kê Liên bang (OFS), mỗi hộ gia đình Thụy Sỹ chi tiêu trung bình 535 CHF cho thực phẩm mỗi tháng trong quý I/2020, so với 586 CHF trong quý II/2022. Trong giai đoạn này, tỷ lệ thu nhập trung bình đã chi tiêu lương thực tăng từ 5,5% lên 6%.Một khoản chi phí lớn khác của người dân Thụy Sỹ không được tính vào chỉ số giá tiêu dùng là bảo hiểm y tế bắt buộc. Các chuyên gia cho rằng phí bảo hiểm y tế sẽ tăng 5-10% vào năm 2023 - sau khi đã giảm 0,2% vào năm 2022 và tăng 0,5% vào năm 2021.
Tiền lương cho đến nay vẫn chưa vào xu hướng tăng. Năm 2021, lương giảm nhẹ do lạm phát khiến nhân viên mất 0,8% sức mua, theo OFS. Số liệu cho năm 2022 vẫn chưa có sẵn. Mức lương trung bình của Thụy Sỹ cao hơn so với hầu hết các quốc gia khác. Chuyên gia Mathieu Grobéty giải thích tỷ lệ thu nhập hàng tháng dành cho thực phẩm và năng lượng ở Thuỵ Sỹ thấp hơn so với những nơi khác, chỉ khoảng 20% thu nhập trung bình hàng tháng, so với mức 30% ở Eurozone. Tuy nhiên, lạm phát có tác động không đồng đều đối với các hộ gia đình. Những người có thu nhập thấp và những người chi tiêu nhiều ngân sách hàng tháng cho năng lượng cảm thấy sức ép nhiều hơn. Ông Grobéty cho rằng lạm phát ở Thụy Sỹ hoạt động giống như một loại thuế. "Qua đêm, một số hộ gia đình thấy thu nhập của họ bị cắt giảm hơn 3,5%, vì họ tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm có giá tăng nhiều nhất." Cân nhắc giải pháp Khi giá cả tăng vọt, một số quốc gia đã áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Những biện pháp này bao gồm việc giảm giá nhiên liệu và tiền thuê nhà, giới hạn giá năng lượng. Ở Pháp, lương hưu và tiền lương công chức cùng một số phúc lợi xã hội nhất định đã được đánh giá lại. Ông Grobéty nói: “Tất cả các biện pháp không có mục tiêu do chính phủ thực hiện để duy trì sức mua, chẳng hạn như giảm giá nhiên liệu, đều có thể phản tác dụng. Chúng sẽ kích cầu. Trong khi các ngân hàng trung ương đang cố gắng giảm nhu cầu để kiềm chế áp lực lạm phát ”. Chuyên gia Grobéty tin rằng những hỗ trợ cho mặt hàng năng lượng cũng có thể có tác động xấu. Ông nhận xét: “Giá cao hơn là một cách rất hiệu quả để thay đổi hành vi nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu. Cách lý tưởng là nhắm mục tiêu vào các nhóm nhỏ người mà cần giúp đỡ thông qua khấu trừ thuế, trợ cấp... - miễn là họ có thể được chi tiêu cho những thứ khác ngoài năng lượng". Vấn đề này hiện cũng đang được Quốc hội Thụy Sỹ xem xét. Một phiên họp Quốc hội đặc biệt được lên kế hoạch từ ngày 21 và 26/9 để tranh luận về các đề xuất khác nhau, chủ yếu từ các đảng cánh tả và trung hữu. Các nghị sĩ sẽ xem xét liệu có nên khẩn trương điều chỉnh lương hưu để bù đắp cho giá cả tăng cao và tăng trợ cấp liên bang đối với phí bảo hiểm y tế cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hay không. “Trợ cấp năng lượng” tạm thời cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất và các "voucher liên bang” (phiếu thưởng hoặc giảm giá) cho các tầng lớp trung lưu cũng sẽ được thảo luận. Các nghị sĩ thuộc đảng Nhân dân Thụy Sỹ (cực hữu) phản đối các biện pháp như vậy, mà theo họ là quá đắt. Thay vào đó, họ ủng hộ việc giảm thuế cũng như bãi bỏ thuế đánh vào dầu sưởi ấm và thuế giá trị cho thuê đối với những người hưu trí. Cho đến nay, Hội đồng Liên bang từ chối can thiệp và phản đối mọi đề xuất được đưa ra. Đa số trong số 7 vị Bộ trưởng trong Nội các tin rằng lạm phát là có thể chịu được, khi tăng trưởng kinh tế tiếp tục và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp trong lịch sử (ở mức 2%). Hội đồng Liên bang cho rằng một số biện pháp được đề xuất là quá rộng, có thể phản tác dụng và gây tốn kém cho tài chính liên bang./.- Từ khóa :
- thụy sĩ
- thụy sỹ
- lạm phát
- kinh tế thụy sỹ
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Từ 3/10, Thụy Sỹ mở kho dự trữ xăng dầu chiến lược lần thứ 2
08:47' - 24/09/2022
Từ ngày 3/10, Thụy Sỹ sẽ mở kho dự trữ chiến lược các mặt hàng xăng, dầu diesel, dầu sưởi và dầu hỏa nhằm đảm bảo nguồn cung các sản phẩm dầu cho nền kinh tế trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Thụy Sỹ được điều chỉnh giảm đáng kể trong năm 2022 và 2023
10:05' - 22/09/2022
Nhóm chuyên gia chính phủ vừa điều chỉnh giảm đáng kể dự báo tăng trưởng kinh tế Thụy Sỹ trong năm 2022 và 2023 trong bối cảnh không chắc chắn về nguồn cung năng lượng và lạm phát gia tăng.
-
Ý kiến và Bình luận
Các chuyên gia dự báo Thụy Sỹ "nối gót" ECB tăng lãi suất
08:01' - 17/09/2022
Đa số các nhà kinh tế dự kiến SNB sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong quý IV/2022, quý I/2023 và quý II/2023 và đưa lãi suất lên mức kỷ lục 1,25%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá dầu tiếp tục đi lên do lo ngại nguồn cung thắt chặt
16:57'
Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên chiều ngày 25/2, đánh dấu ngày tăng thứ hai liên tiếp, do những lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran, làm gia tăng lo ngại về việc nguồn cung có thể bị thắt chặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khởi động làn sóng sa thải thứ 2
15:28'
Tổng thống Trump và tỷ phú Musk có chung quan điểm về việc cắt giảm mạnh nhân sự, cho rằng bộ máy hành chính liên bang quá cồng kềnh, kém hiệu quả và lãng phí tiền thuế của người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế biển của Trung Quốc lần đầu vượt mốc 10.000 tỷ nhân dân tệ
08:09'
Kinh tế biển của Trung Quốc phát triển mạnh trong năm 2024 khi tổng sản lượng kinh tế biển lần đầu tiên đạt 10.543,8 tỷ nhân dân tệ (1.444,3 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga đề xuất thỏa thuận đất hiếm và nhôm với Mỹ
07:57'
Tổng thống Vladimir Putin ngày 24/2 tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực sản xuất kim loại đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ áp thuế với Canada và Mexico từ ngày 4/3
07:56'
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, báo chí Canada ngày 24/2 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết "thuế quan sẽ được áp dụng đúng thời hạn và đúng tiến độ" đối với Canada và Mexico vào ngày 4/3.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc triển khai thẻ nhập cảnh điện tử để hút du khách nước ngoài
20:28' - 24/02/2025
Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, từ ngày 24/2, du khách khi tới Hàn Quốc có thể hoàn thành việc khai báo nhập cảnh điện tử trước khi đến tối đa ba ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ gần Tổng Lãnh sự quán Nga tại Pháp, Moskva yêu cầu điều tra toàn diện
17:34' - 24/02/2025
Bộ Ngoại giao Nga gọi vụ việc này là hành động có dấu hiệu khủng bố và yêu cầu các cơ quan chức năng của Pháp tiến hành điều tra toàn diện.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Đình công làm tê liệt các sân bay Düsseldorf và Cologne
16:58' - 24/02/2025
Cả hai sân bay đều yêu cầu hành khách kiểm tra tình trạng chuyến bay của họ với hãng hàng không hoặc công ty lữ hành trước khi đến sân bay.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nỗ lực thu hút FDI giữa căng thẳng địa chính trị
16:28' - 24/02/2025
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và các doanh nghiệp kêu gọi hành động cụ thể hơn, Trung Quốc đang tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đầu tư nước ngoài, thu hút FDI.