Cái giá kinh tế Mỹ phải trả cho cuộc chiến thuế quan
Trong dự báo mới công bố, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cắt giảm mạnh triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tổ chức có trụ sở tại Paris (Pháp) trên dự báo sức tăng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ giảm mạnh xuống 1,6% vào năm 2025, từ mức 2,8% năm 2024. Trước đó, OECD dự kiến GDP của Mỹ tăng trưởng 2,2% cho năm 2025, nhưng đã cắt giảm dự báo do ảnh hưởng của thuế quan từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, sự trả đũa từ các quốc gia khác, sự không chắc chắn xung quanh chính sách kinh tế và tình hình nhập cư chậm lại.OECD cũng dự kiến lạm phát của Mỹ, với thước đo là chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), sẽ tăng lên 3,9% vào cuối năm nay. Theo tổ chức này, điều này có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không thể cắt giảm lãi suất cho đến năm sau. Chỉ số này trong tháng 4/2025 đã tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.Các ước tính mới của OECD tương đồng với các dự báo chủ đạo khác về kinh tế Mỹ trong năm nay. Goldman Sachs dự kiến tăng trưởng GDP của Mỹ là 1,7%, trong khi Fed vào tháng 3/2025 đã hạ ước tính của mình xuống 1,7% từ mức 2,1% trước đó.Ông James Knightley, chuyên gia kinh tế trưởng quốc tế của ING cho biết, việc OECD hạ dự báo càng làm tăng thêm độ tin cậy cho quan điểm của khu vực tư nhân rằng kinh tế Mỹ sẽ cảm nhận được những tác động tiêu cực cho đến khi bắt đầu có sự rõ ràng về môi trường thương mại và thuế mà các doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ phải đối mặt. Ông Knightley nói: “Họ đang xác nhận quan điểm rằng mặc dù các chính sách của ông Donald Trump có thể tạo ra một số mặt tích cực cho nền kinh tế Mỹ theo thời gian, nhưng sẽ có một giai đoạn chuyển đổi khó khăn và có khả năng khá đau đớn đối với một số bộ phận của nền kinh tế”.
Nhà Trắng cho biết báo cáo của OECD “gia nhập danh sách ngày càng nhiều những dự báo về kịch bản tồi tệ vốn xa rời thực tế”, đồng thời chỉ ra sự gia tăng đầu tư kinh doanh vào thiết bị trong quý đầu tiên và thu nhập cá nhân mạnh mẽ trong tháng 4/2025.Phát ngôn viên Nhà Trắng Kush Desai nói: “Tăng trưởng toàn cầu không nhất thiết phải phụ thuộc vào việc các quốc gia khác lợi dụng Mỹ bằng các chính sách thương mại không công bằng làm suy yếu các ngành công nghiệp và người lao động Mỹ”.GDP của Mỹ đã suy giảm ở mức 0,2% (tính theo năm) trong ba tháng đầu năm nay, do các doanh nghiệp tăng mạnh nhập khẩu để "đi trước" các biện pháp thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump. Hiện nay, khi nhiều loại thuế quan đã có hiệu lực, nhập khẩu dự kiến sẽ chậm lại đáng kể trong quý hiện tại, đảo ngược xu hướng đó: ước tính mới nhất từ mô hình GDPNow của Fed chi nhánh Atlanta dự đoán tăng trưởng đạt 4,6% trong quý II/2025.Các ước tính của OECD giả định rằng các biện pháp thuế quan có hiệu lực tính đến giữa tháng 5/2025 sẽ được duy trì cho đến hết năm 2026. Các biện pháp này đã đưa mức thuế quan trung bình lên trên 15% – mức cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai – từ khoảng 2,5% trước đó.Dự báo của OECD không tính đến phán quyết của Tòa án thương mại liên bang Mỹ vào tuần trước cho rằng Tổng thống Trump không có thẩm quyền áp đặt thuế quan trên diện rộng đối với hầu hết các quốc gia. Một tòa phúc thẩm liên bang đã tạm thời đình chỉ phán quyết đó.Cuối tháng 5 vừa qua, Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ hoãn thực hiện mức thuế quan 50% dự kiến áp lên hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) cho đến ngày 9/7. Hôm 3/6, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp tăng gấp đôi thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu, có hiệu lực từ 4/6, một động thái nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước và bảo vệ việc làm của Mỹ.OECD dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ mất đà trong năm nay, bị cản trở bởi sự không chắc chắn xuất phát từ chính sách thương mại của Mỹ thay đổi thất thường. Nhìn chung, kinh tế toàn cầu hiện được dự báo sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm nay và năm tới, OECD cho biết trong báo cáo hàng quý của mình. Con số này đánh dấu sự điều chỉnh giảm so với các dự báo trước đó của OECD, vốn dự kiến tăng trưởng ở mức 3,1% vào năm 2025 và 3% vào năm 2026. Kinh tế thế giới đã tăng trưởng 3,3% vào năm ngoái.OECD cảnh báo rằng việc gia tăng thêm các rào cản thương mại sẽ càng làm giảm tăng trưởng toàn cầu, đồng thời kêu gọi các chính phủ đạt được các thỏa thuận thương mại để ngăn chặn một sự suy giảm thậm chí còn nghiêm trọng hơn.Mexico và Canada, những quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động tiêu cực đến thương mại với người láng giềng chung, cũng sẽ chứng kiến sự suy giảm mạnh về tăng trưởng kinh tế trong năm nay, theo các dự báo mới nhất của OECD. Tổ chức này dự kiến kinh tế Mexico sẽ chỉ tăng trưởng 0,4%, trong khi kinh tế Canada sẽ mở rộng 1%.Ông Alvaro Pereira, nhà kinh tế trưởng của OECD, cho biết: “Tất cả sự không chắc chắn này đều không tốt cho đầu tư, không tốt cho tăng trưởng”.Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được nhiều người kỳ vọng sẽ tiếp tục con đường cắt giảm lãi suất, khi các nhà hoạch định chính sách của ECB nhóm họp trong tuần này. Ngược lại, theo ông Pereira, Fed bị kìm hãm nhiều hơn bởi tác động của thuế quan.
- Từ khóa :
- kinh tế mỹ
- oecd
- ecb
Tin liên quan
-
Giá vàng
Dữ liệu kinh tế Mỹ kém khả quan đẩy giá vàng tăng
15:47' - 06/06/2025
Giá vàng chiều 6/6 tăng mạnh, hướng tới tuần tăng do dữ liệu kinh tế Mỹ yếu đã làm phai nhạt sự lạc quan ban đầu sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm tín hiệu đáng lo ngại từ kinh tế Mỹ giữa bão thuế quan
08:06' - 05/06/2025
Lĩnh vực dịch vụ của Mỹ có sự suy giảm đầu tiên kể từ năm 2024, phản ánh tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Giá vàng
Giá vàng tăng trở lại theo sau nỗi lo về kinh tế Mỹ
07:40' - 05/06/2025
Giá vàng thế giới tăng 1% trong phiên giao dịch 4/6 do đồng USD yếu và dữ liệu kinh tế Mỹ kém khả quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thời kỳ suy thoái ở Đức sắp qua?
06:30'
Thế giới đang trở nên phức tạp và phân mảnh hơn, giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Đức có nhiều cơ hội để vươn lên mạnh mẽ từ những thay đổi này.
-
Phân tích - Dự báo
Cách tiếp cận chiến lược của Nhật Bản đối với đồng yen kỹ thuật số
05:30'
Kể từ đại dịch COVID-19, những người tiêu dùng Nhật Bản trẻ tuổi, am hiểu công nghệ đang dần chuyển từ tiêu dùng bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.
-
Phân tích - Dự báo
Những đánh đổi trong cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 26/07/2025
Báo The Guardian dẫn số liệu từ Chính phủ Anh cho biết, hiện có khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở nước này đã lắp đặt pin Mặt Trời, và con số này đang tăng lên.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao Nga vượt Đức, Nhật Bản trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu?
05:30' - 26/07/2025
Theo dự báo do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phát hành, ước tính Nga vẫn giữ vị trí thứ tư trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Phân tích - Dự báo
Đàm phán thương mại Hàn Quốc – Mỹ: Áp lực đang gia tăng
06:30' - 25/07/2025
Hàn Quốc đang đứng trước sức ép lớn sau khi Nhật Bản đạt được thỏa thuận thuế quan với Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi nước này cần sớm điều chỉnh "lá bài đàm phán".
-
Phân tích - Dự báo
EU sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất trong đàm phán thương mại với Mỹ
06:30' - 25/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) từng kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ để giữ mức thuế quan trong tầm kiểm soát, song giờ đây khối này đang chuẩn bị cho một kịch bản đáp trả.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau “cuộc phiêu lưu tiền điện tử” của Tổng thống Trump
05:30' - 25/07/2025
Tổng thống Trump vừa công bố dự luật “Đạo luật Hướng dẫn và Thiết lập Đổi mới Quốc gia về stablecoin của Mỹ”, có khả năng sẽ tác động sâu rộng đến ngành tài chính toàn cầu và kinh tế Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Từ nghiên cứu đến thị trường: Nhật Bản chậm bước trong cuộc đua lượng tử
06:30' - 24/07/2025
Với một thị trường tiềm năng khổng lồ và kỳ vọng thương mại hóa trong vòng 5 năm tới, cạnh tranh toàn cầu trong ngành công nghệ lượng tử đang ngày càng gay gắt.
-
Phân tích - Dự báo
Trung tâm chuỗi cung ứng: Sẽ lại là châu Á?
05:30' - 24/07/2025
Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng lo ngại thị trường Mỹ có thể trở nên bất ổn và khó tiếp cận. Nếu chi phí vận hành hoặc xuất khẩu vào Mỹ tăng đáng kể, một số công ty có thể chuyển hướng sang châu Á.