Cần bổ sung giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bạo hành, xâm hại trẻ em
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 7/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi); nghe Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019. Đồng thời, Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề được dựa trên các tiêu chí cơ bản. Đó là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật.Ngoài ra, không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất; bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực. Phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.
Để chương trình giám sát năm 2019 phù hợp với yêu cầu thực tiễn, giải quyết những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, thiết thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nhiều ý kiến đề nghị lựa chọn giám sát chuyên đề: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2011-2018.Nhiều đại biểu cũng kiến nghị cần bổ sung giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bạo hành, xâm hại trẻ em, bởi đây là những vấn đề mới phát sinh song hậu quả để lại rất đáng lo ngại, cần được quan tâm thích đáng.
Buổi chiều, Quốc hội làm việc tại tổ, cho ý kiến về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và dự án Luật Chăn nuôi. Cho ý kiến về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi), nhiều ý kiến tán thành việc ban hành Luật, nhằm kịp thời thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng trong quá trình sửa đổi, bổ sung nội dung dự án Luật cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, có lộ trình phù hợp, bảo đảm tính khả thi, tính ổn định và phát triển, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; đồng thời, bảo đảm sự đồng thuận cao trong xã hội, hạn chế tối đa nhữncâg tác động bất lợi đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân và công an xã hiện nay.
Về quy định vị trí chức vụ có cấp bậc hàm cấp Tướng trong Công an nhân dân, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể ngay trong Luật vị trí chức vụ có cấp bậc hàm cấp tướng như Luật Công an nhân dân hiện hành để bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, đã được cấp có thẩm quyền chỉ đạo sát sao trong quá trình xây dựng Luật Công an nhân năm 2014; tạo thuận lợi trong quá trình giám sát, kiểm tra thi hành Luật.Ý kiến khác cho rằng nên quy định như dự án Luật để phù hợp với yêu cầu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an, bảo đảm bí mật về tổ chức, linh hoạt trong thực tiễn, tránh phải sửa đổi Luật khi có sự điều chỉnh về tổ chức, bộ máy.
Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, cần bổ sung quy định cụ thể tiêu chí Cục đặc biệt; số lượng vị trí cấp phó có cấp bậc hàm cấp tướng trong công an nhân dân để giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ quy định cụ thể, tránh thực hiện thiếu thống nhất hoặc lạm dụng khi áp dụng điều Luật.
Đồng thời, nhiều đại biểu đã cho ý kiến về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công an; về cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng đối với Giám đốc Công an cấp tỉnh; về công nghiệp an ninh... Liên quan đến dự án Luật Chăn nuôi, nhiều đại biểu Quốc hội dành nhiều sự quan tâm đến quy định quản lý hoạt động chăn nuôi.Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng: Các quy định về hoạt động chăn nuôi trong Dự án thảo Luật tạo cơ sở pháp lý để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng nhằm phát triển chăn nuôi thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tiên tiến, hạn chế dần việc chăn nuôi nhỏ lẻ, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường là cần thiết.
Tuy nhiên Ban soạn thảo cần quy định cụ thể khoảng cách giữa khu vực chăn nuôi và khu dân cư; tăng cường quản lý cơ sở chăn nuôi, quy định rõ trách nhiệm của cơ sở chăn nuôi đối với việc bảo vệ môi trường...
Một số ý kiến nêu rõ: Tất cả các quy định trong dự án Luật từ khảo nghiệm giống vật nuôi, công nhận giống vật nuôi, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, hành nghề chăn nuôi, khảo nghiệm, xử lý chất thải... đều phải xin giấy phép dẫn đến gây khó khăn trong thực tế. Ban soạn thảo cần quy định phân cấp quản lý chăn nuôi xuống địa phương nhiều hơn, quy định rõ trách nhiệm của từng cấp; tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp với tình hình hiện nay... Ngày mai (8/6), các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường. Buổi sáng, các đại biểu biểu quyết thông qua Luật Quốc phòng (sửa đổi); thảo luận về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.Buổi chiều, các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; thảo luận về dự án Luật Trồng trọt./.
>>> Cử tri đề nghị thực hiện đồng bộ giải pháp phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
"Nóng" chuyện đất đai và tình trạng bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em
21:02' - 05/06/2018
Ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã trả lời chất vấn về quản lý đất đai và nạn xâm hại trẻ em.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần có quy trình điều tra thân thiện để nạn nhân tố cáo tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
20:39' - 05/06/2018
Giải pháp khắc phục tình trạng bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em là nội dung "nóng" được nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ngày 5/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội tập trung chất vấn về vấn đề chống bạo hành và xâm hại trẻ em
18:35' - 05/06/2018
Bảo vệ trẻ em trước nạn bạo hành và xâm hại tình dục là chủ đề được nhiều đại biểu quốc hội tập trung chất vấn "Tư lệnh" ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong ngày 5/6.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.