"Nóng" chuyện đất đai và tình trạng bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ngày 5/6, các đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đaiNội dung được nhiều đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Trần Hồng Hà là: Vấn đề xử lý rác thải rắn; trách nhiệm của Bộ trong quản lý đất đai tránh tình trạng hoang hóa, gây lãng phí ngân sách… Đối với câu hỏi của các đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về xử lý chất thải, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn bộ về vấn đề môi trường, đặc biệt là chất thải rắn, Bộ có trách nhiệm tham mưu để ban hành chiến lược quy hoạch, kế hoạch xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, tiến hành thanh tra, kiểm tra.Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trong quản lý hạ tầng, phê duyệt thiết kế các nhà máy xử lý rác. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về công nghệ xử lý. Tuy nhiên, một mình Bộ Tài nguyên và Môi trường không thể đáp ứng được, không đủ năng lực mà cần cơ chế phối hợp; trong đó có những việc phân cấp cho địa phương.
Việc xử lý rác thải đang gặp vướng mắc, 60% rác thải ở địa phương là chất thải hữu cơ có thể xử lý trong khuôn viên hộ gia đình. Rơm rạ có thể xử lý thành phân bón cho đất.
Tuy nhiên, rác thải ở Việt Nam không chỉ là rác hữu cơ, còn có pin, thủy ngân... nên cần công nghệ xử lý phù hợp. Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các mô hình xử lý rác thải Việt Nam để sớm có công nghệ xử lý đáp ứng tiêu chuẩn, kỹ thuật.
Liên quan đến bất cập trong đền bù, chuyển nhượng đất ở một số địa phương và trách nhiệm xử lý vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Hiện nay, có quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc, từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.Một trong những tồn tại của quy hoạch đất đai là chỉ tiêu đưa ra định lượng nhưng chưa đưa ra được vị trí, địa điểm cụ thể. Bất cập ở chỗ kế hoạch sử dụng đất chưa sát với thực tiễn, dẫn đến khó kiểm soát được.
Đó là trách nhiệm của địa phương, nếu địa phương làm tốt, Chính phủ hoàn toàn có thể ủy quyền, đồng thời còn giúp cải cách thủ tục hành chính ở địa phương.
Làm rõ thêm nội dung các đại biểu quan tâm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đề nghị để chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai, cần tiếp tục thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, đô thị, chú trọng dành quỹ đất cho giao thông (gồm cả giao thông tĩnh như bến xe, điểm đỗ… và giao thông động), các không gian công cộng, dịch vụ đô thị…Đồng thời, cần công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, phát triển các khu đô thị, dịch vụ cho người dân biết để tham gia đầu tư, quản lý và giám sát; minh bạch, cạnh tranh trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất tại các dự án phát triển đô thị nhà ở, dịch vụ, thực hiện đấu giá đất.
Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra chặt chẽ công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất đầu tư xây dựng phát triển đô thị, phát triển du lịch, xây dựng các công trình nhà ở, dịch vụ theo đúng quy hoạch, kế hoạch được duyệt; rà soát, thu hồi các dự án đã giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục tiêu dự án nhưng không có khả năng thực hiện.
Xử lý nghiêm minh các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em
Ngay sau phần trả lời của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến ba nhóm vấn đề: Thực trạng thị trường lao động ở nước ta, vấn đề giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm viêc theo hợp đồng; Thực trạng hoạt động dạy nghề của doanh nghiệp; dạy nghề theo nhu cầu của xã hội, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Giải pháp khắc phục tình trạng bạo hành và xâm hại tình dục trẻ em. Trong đó, nội dung được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm là giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm việc bạo hành, xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em. Cho rằng vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em đang là bức xúc lớn hiện nay, các đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề nghị Bộ trưởng cần đưa ra các giải pháp mạnh mẽ ngăn chặn tình trạng này; đồng thời đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết thêm về giải pháp giải quyết tình trạng bế tắc trong việc chứng minh các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt là các bộ, ngành, UBND các cấp trong việc rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường truyền thông trong gia đình, gắn kết quản lý gia đình.Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ trong thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền của trẻ em trong quá trình tố tụng; tập trung xử lý giải quyết những vụ việc vi phạm một cách nghiêm minh, nhanh chóng nhất; tập trung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho các em.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng đã tham gia giải trình thêm về nội dung này.Các ý kiến đều cho rằng cần đảm bảo tính đồng bộ, từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị để hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo yêu cầu của cuộc đấu tranh này không chỉ bằng quyết tâm mà còn phải bằng pháp luật, sự phối hợp của các cơ quan liên quan, tuyên truyền, giáo dục bảo đảm sự cảnh báo, giáo dục kỹ năng cho trẻ em.
Cùng với đó là sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự lên án của toàn xã hội và xử lý nghiêm minh các đối tượng để tăng tính răn đe.
Ngày 6/6, Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; đồng thời Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cũng "đăng đàn" trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội tập trung chất vấn về vấn đề chống bạo hành và xâm hại trẻ em
18:35' - 05/06/2018
Bảo vệ trẻ em trước nạn bạo hành và xâm hại tình dục là chủ đề được nhiều đại biểu quốc hội tập trung chất vấn "Tư lệnh" ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong ngày 5/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Chất vấn hai Bộ trưởng: Tài nguyên và Môi trường, Lao động- Thương binh và Xã hội
07:47' - 05/06/2018
Ngày 5/6, Quốc hội bước sang ngày thứ 2 của phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên họp quan trọng này được phát thanh và truyền hình trực tiếp để nhân dân và cử tri cả nước theo dõi.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
09:31' - 04/06/2018
Sáng 4/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Campuchia
21:32'
Chiều tối 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia - bà Cham Nimul và các cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại Campuchia đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam
21:30'
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025–2026
20:14'
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao những kết quả thực chất đã đạt được trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
19:38'
Ngày 28/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:27'
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại
19:20'
Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tới Bộ Tài chính Việt Nam lần này sẽ góp phần cụ thể hóa những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản sẽ hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghệ cao, công nghệ bán dẫn
18:18'
Chiều 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng dự Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề xuất mức phạt cao hơn về vi phạm hành chính môi trường và đất đai
17:20'
UBND thành phố Hà Nội đề xuất mức tiền phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường và đất đai tăng cao hơn so với các nghị định hiện hành của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiêm cấm chiếm giữ, hủy trái phép tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp bộ máy
16:18'
Sáng 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.