Cân đối cung cầu, ổn định thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán
Mặt khác, kiểm tra, giám sát chặt chẽ Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tại địa phương trong việc bảo đảm cung ứng điện; lưu ý phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi. Riêng các Cục Quản lý thị trường tại địa phương phải tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn… Chỉ thị cũng nêu rõ, các đơn vị sản xuất chủ động có kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ Tết; dự trữ vật tư, nguyên, nhiên vật liệu một cách hợp lý, tiết giảm chi phí, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước nhằm duy trì sản xuất ổn định để bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Các đơn vị sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng Tết có kế hoạch phù hợp để hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần Tết gây tâm lý bất ổn cho thị trường; giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do các nhà phân phối, đại lý đầu cơ hàng, nâng giá. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động lập kế hoạch và nghiêm túc thực hiện kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất, tiêu dùng; trong đó có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện trong dịp Tết. Các đơn vị gồm Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Liên hiệp hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh chủ động tham gia triển khai các chương trình bình ổn thị trường, xúc tiến thương mại thị trường trong nước, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại các địa phương, chương trình kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản thực phẩm an toàn. Đặc biệt, phối hợp với các đơn vị cung cấp hàng thực phẩm chăn nuôi, chủ động nguồn hàng dự trữ với giá hợp lý, thực hiện việc giảm giá bán theo mức giảm của các nhà cung cấp, triển khai các điểm bán hàng bình ổn. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối thực hiện dự trữ lưu thông theo quy định, sớm có kế hoạch đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt dịp cuối năm và trước, trong, sau Tết Nguyên đán. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chính sách theo nhiệm vụ được giao, triển khai nghiêm túc việc cung ứng các mặt hàng chính sách cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo một cách đầy đủ trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Các Hiệp hội ngành hàng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương rà soát cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để chủ động đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ứng phó kịp thời với những biến động bất thường nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết. Chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên duy trì sản xuất, chủ động, linh hoạt trong hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức tốt lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị trường. Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ đánh giá cung cầu các mặt hàng để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Chính phủ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá.
Các Vụ, Cục Công nghiệp, Điều tiết điện lực, Hoá chất, Dầu khí và Than chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý duy trì hoạt động sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, bánh kẹo, xăng dầu, điện, phân bón. Cục Xuất nhập khẩu thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn cuối năm; theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu để có biện pháp điều hành kịp thời, hợp lý; có phương án hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn khi có nhu cầu để bảo đảm nguồn cung thịt lợn cho thị trường. Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo Cục quản lý thị trường tại các địa phương tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận trong thương mại… Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá có báo cáo gửi về Bộ Công Thương về kế hoạch chuẩn bị hàng hoá và triển khai các nhiệm vụ đợt 1 trước ngày 25 tháng 11 năm 2020; đợt 2 trước ngày 31 tháng 12 năm 2020; đợt 3 trước ngày 31 tháng 1 năm 2021. Các đơn vị thuộc Bộ báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này trước ngày 25 hàng tháng gửi về Văn phòng Bộ. Các Sở Công Thương gửi báo cáo kế hoạch chuẩn bị Tết và kế hoạch triển khai các Chỉ thị của Bộ Công Thương trước ngày 25 tháng 11 năm 2020; đợt 2 triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị và tình hình thị trường cung cầu, giá cả hàng hoá tại địa phương dịp cuối năm trước ngày 31 tháng 12 năm 2020; đợt 3 trước ngày 7 tháng 2 năm 2021; đợt 4 trước ngày 17 tháng 2 năm 2021./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Hàn Quốc sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường tài chính
13:22' - 02/11/2020
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường tài chính một cách phù hợp do kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể làm tăng mức độ biến động trên các thị trường này.
-
Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex tiếp tục giảm 80 tỷ đồng
17:49' - 27/10/2020
Tính đến 15h chiều 27/10, Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex có 4.050 tỷ đồng, giảm 80 tỷ đồng so với thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trước đó vào ngày 12/10.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương lên kế hoạch bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Tân Sửu
16:04' - 26/10/2020
Bộ Công Thương đang lên kế hoạch bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Tân Sửu, đặc biệt là hai đầu cầu thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51'
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10'
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống do bất ổn thuế quan
17:12' - 03/07/2025
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/7 sau khi tăng 3% trong phiên trước đó do các nhà đầu tư lo ngại Mỹ có thể tái áp thuế cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15 giờ ngày 3/7
15:09' - 03/07/2025
Chiều 3/7, giá xăng dầu tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26' - 03/07/2025
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17' - 03/07/2025
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.