Cân đối ngân sách xây dựng nông thôn mới khi nguồn lực đang phân tán
Chiều 23/7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV đã nghe tờ trình về chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2021-2026; trong đó, có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với một số điều chỉnh cơ bản về nguồn lực.
Xung quanh nội dung này, phóng viên TTXVN đã ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu.
*Đại biểu Hoàng Đức Chính (Đoàn Hòa Bình): Cân đối nguồn lực cho các tỉnh miền núi, khó khăn
Theo Tờ trình chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2026 của Chính phủ, vốn ngân sách Trung ương huy động thực hiện giai đoạn này là 39.632 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương khoảng 156.700 tỷ đồng; ngoài ra là vốn lồng ghép, huy động ngoài ngân sách.
Xét theo dự kiến cơ cấu huy động nguồn lực thực hiện này, tỷ lệ vốn ngân sách địa phương sẽ tăng, đồng nghĩa với việc các địa phương sẽ phải cân đối nguồn lực lớn hơn trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Trong khi đó, không phải tỉnh nào cũng có tỷ lệ cân đối ngân sách cao.
Đơn cử như Hòa Bình là tỉnh miền núi, là tỉnh có tỷ lệ ngân sách thấp. Giai đoạn trước, kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chủ yếu do phân bổ ngân sách Trung ương, nguồn cân đối của địa phương chưa nhiều, còn lại một phần do dân góp và huy động nguồn lực khác.Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho nguồn lực bị phân tán, nếu phải nâng mức cân đối ngân sách cho chương trình xây dựng nông thôn mới thì địa phương sẽ gặp rất khó khăn.
Chưa tính đến những xã đã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn vừa qua là những xã có nhiều thuận lợi điều kiện, những xã còn lại đang phấn đấu đạt chuẩn trong giai đoạn này là những xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Việc đầu tư xây dựng nông thôn mới cần nguồn lực lớn hơn giai đoạn trước rất nhiều. Tôi đề xuất Quốc hội và Chính phủ nên tăng hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương cho các tỉnh miền núi để bảo đảm nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này.*Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Đoàn Thái Bình): Bảo vệ kết quả của chương trình giai đoạn trước
Tính đến thời điểm này, các địa phương chưa đạt chuẩn nông thôn mới phần lớn có các xã ở vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong khi đó, mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Để đạt được mục tiêu này, giai đoạn 5 năm 2021-2026, chương trình xây dựng nông thôn mới cần tập trung mọi nguồn lực nâng cao tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới ở các khu vực các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn.Bởi, các xã có lực thì có thể huy động nguồn lực từ người dân, sự đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp, còn các xã thuộc vùng “lõi nghèo” thì chỉ có thể trông chờ vào nguồn ngân sách Nhà nước.
Theo đó, nguồn lực cần chú trọng tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo đảm kết nối nông thôn – đô thị và các cùng miền cũng như hỗ trợ các yếu tố bền vững về giảm nghèo và an sinh xã hội như hỗ trợ sinh kế, tạo công ăn việc làm cũng như đầu tư giáo dục nghề nghiệp là rất quan trọng. Bên cạnh việc tiếp tục đưa các xã về đích nông thôn mới cũng như phấn đấu thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, giai đoạn này, các địa phương cần chú trọng bảo vệ kết quả của chương trình nông thôn mới. Với nguyên tắc “Nông thôn mới là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là căn bản, nhân dân là chủ thể”, các địa phương cần cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Cùng với đó, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân để họ yên tâm sản xuất, có nguồn thu nhập ổn định.Từ đó, nâng cao đời sống, góp phần duy trì bền vững các chỉ tiêu nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Quốc hội sẽ quyết nghị về phòng, chống dịch COVID-19
12:37' - 23/07/2021
Chủ tịch Quốc hội thống nhất sẽ không ban hành một nghị quyết riêng về phòng, chống dịch COVID-19 nhưng sẽ báo cáo Quốc hội bổ sung chương trình tại kỳ họp thứ nhất về nội dung này.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến giải pháp tháo gỡ khó khăn cho đầu tư công
20:21' - 22/07/2021
Tại cuộc thảo luận tổ chiều 22/7, các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Giải pháp nào để thúc đẩy phát triển?
18:59' - 22/07/2021
Trong bối cảnh kinh tế và doanh nghiệp khó khăn trong bối cảnh dịch, nhiều đại biểu nhấn mạnh đến giải pháp về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: 5 nhóm vấn đề lớn cử tri và nhân dân kiến nghị
14:07' - 22/07/2021
Cử tri và nhân dân đã kiến nghị 5 nhóm vấn đề lớn tới kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59'
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.