Cần khoảng 2,7 tỷ USD thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Chiều 29/6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến việc sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ triển khai Đề án Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao).
Theo ông Tôn Thất Sơn Phong, Phó trưởng Ban phụ trách Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ nay đến năm 2030 dự kiến cần khoảng 2,7 tỷ USD từ các nguồn vốn để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Tuy nhiên, nguồn lực trong nước hiện chưa được bố trí và rất khó khăn. Việc sớm huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế vô cùng quan trọng và hết sức cấp bách.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động làm việc với nhiều tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức SNV của Hà Lan, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI)... Đến nay, WB đã cam kết cho vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật; IRRI và một số tổ chức khác cam kết tham gia hỗ trợ kỹ thuật.
Trên cơ sở cam kết của WB, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng 12 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các bộ, ngành đã trực tiếp làm việc với WB, chuyên gia trong nước và quốc tế hoàn thiện dự thảo Dự án Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Dự án). Dự thảo Dự án dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quý III/2024. Dự án có 3 hợp phần: phát triển cơ sở hạ tầng cho chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao phát thải thấp; phát triển và chuyển giao công nghệ; quản lý Dự án. Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện Dự án dự kiến là 430 triệu USD (tương đương 10.363 tỷ đồng); trong đó, khoản vay từ WB là 330 triệu USD (tương đương 7.953 tỷ đồng). Việc thực hiện Dự án sẽ góp phần đạt mục tiêu phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Theo ông Cao Thăng Bình, chuyên gia cao cấp của WB, Việt Nam là một trong 3 nước nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạo thế giới. Cứ 6 người ăn gạo thì có 1 người ăn gạo Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam và thế giới có một đề án quy mô lớn về sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững, giảm phát thải.Việt Nam đang đứng ở thời điểm vàng để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, định vị lại lúa carbon thấp. Đây là cách để Việt Nam quảng bá, định vị lại thương hiệu gạo Việt Nam, tính trách nhiệm của Việt Nam đối với sản xuất lúa gạo, nâng vị thế của Việt Nam trên thế giới.
Nhận định Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, ông Cao Thăng Bình tính toán sơ bộ, nếu đầu tư cho cả chương trình khoảng 1 tỷ USD thì sẽ sinh lợi khoảng 4 tỷ USD. Riêng phần giảm chi phí sản xuất, giảm phân bón khoảng 30% đó là lợi ích rất lớn đối với đất nước. Mặc dù, đóng góp này không đưa trực tiếp vào ngân sách nhưng nằm trong người dân rất lớn. Ngoài ra, thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao góp phần quản lý tốt môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long thì gánh nặng về kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng cũng sẽ tốt hơn. Thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao cũng đóng góp vào cam kết của Chính phủ với thế giới là đưa phát thải ròng của Việt Nam bằng 0 vào năm 2050 và cắt giảm phát thải khí metan vào cuối năm 2030. Nếu cắt giảm phát thải khí metan thì phải làm dự án lúa gạo, nếu không sẽ không thực hiện được cam kết. "Tuy số tiền bán tín chỉ carbon không nhiều nhưng rất quan trọng. Nếu Việt Nam không làm lúa giảm phát thải thì sẽ đánh mất cơ hội cho nước khác. Về mặt xã hội, trách nhiệm toàn cầu, môi trường thì Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao rất cần được triển khai, chỉ khó là quy chế thực hiện nhưng vẫn có khả năng làm được. Vì vậy, mong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh, thành tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao", chuyên gia của WB đề xuất ý kiến. Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, WB cùng trao đổi, thảo luận, tập trung vào các nội dung của Dự án: cơ chế đặc biệt, mô hình tổng thể triển khai, các hạng mục đầu tư, khả năng cân đối, bố trí vốn đối ứng, phương án, kế hoạch dự phòng... Để Dự án Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long được phê duyệt, ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cơ chế đặc thù của Quốc hội cho phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư Dự án, được quyền chuyển vốn vay cho địa phương sử dụng và được quyền chuyển nhiệm vụ cho địa phương thực hiện. Và, WB cam kết mua toàn bộ tín chỉ carbon từ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với mức giá rõ ràng (giống như WB đã mua tín chỉ carbon rừng của Việt Nam). Đề án “Phát triển bến vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/11/2023. Mục tiêu của Đề án là hình thành 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.Tin liên quan
-
Thị trường
Hợp tác công tư triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao
09:08' - 04/04/2024
Để thúc đẩy hợp tác công tư trong Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa thì cần ký thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Tài chính & Ngân hàng
Agribank cung ứng dịch vụ thực hiện Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa
15:14' - 13/12/2023
Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cùng cam kết phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm, phổ biến toàn diện các nội dung chương trình hợp tác đến các đơn vị trực thuộc có liên quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần cơ chế loại bỏ đánh giá giả mạo trên thương mại điện tử
17:35'
Thương mại điện tử thời gian qua đã khẳng định vai trò và vị thế tiên phong của ngành trong nền kinh tế số.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao trách nhiệm, dành nguồn lực cho cấp cấp cơ sở khi chống buôn lậu, hàng giả
17:13'
Hàng trăm loại sữa giả, thuốc giả đã bị phanh phui; nhiều cửa hàng đột ngột đóng cửa khi lực lượng chức năng vào cuộc đây là những hiện tượng không thể xem là cá biệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm chi phí xuất khẩu vào Mỹ: Doanh nghiệp cần biết gì?
16:35'
Xuất khẩu vào Hoa Kỳ đang đối diện thách thức cả thuế quan và logistics, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có cơ hội để “lội ngược dòng” nếu nắm rõ nhu cầu thị trường và tìm được giải pháp tối ưu chi phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác trong lĩnh vực điện và điện tử giữa Việt Nam và Ấn Độ
16:34'
Chiều 17/6, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Hợp tác Việt Nam – Ấn Độ trong ngành điện và điện tử”.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao điểm chống buôn lậu: Thái Bình xử lý hơn 130 vụ vi phạm trong tháng có điểm
16:33'
Ngày 18/6, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức cuộc họp tổng kết tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Dán nhãn năng lượng vật liệu xây dựng – thước đo chuẩn hóa sản phẩm
16:32'
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026 và được doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng quan tâm với điểm mới là quy định dán nhãn năng lượng vật liệu xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tp. Hồ Chí Minh hướng tới tầm vóc mới là “siêu đô thị quốc tế” của Đông Nam Á
15:32'
Việc hợp nhất Thành phố Hồ Chí Minh với Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đức đầu tư 50 triệu USD phát triển nhân lực năng lượng tái tạo tại Việt Nam
15:29'
Tập đoàn GEO (Đức) sẽ chuyển giao công nghệ hiện đại này về Việt Nam và Bình Định sẽ là đơn vị trực tiếp được tiếp quản.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết triệt để tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún trong đầu tư công
15:29'
Đề cập đến vấn đề được Quốc hội và cử tri rất quan tâm là giải ngân đầu tư công, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt trong việc đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công.