Cân nhắc việc phân cấp cho nhiều chủ thể cấp xã biên giới ký kết thỏa thuận quốc tế
Theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang “mở rộng chủ thể ký thỏa thuận quốc tế tới cấp xã sẽ rất khó, bởi quan hệ quốc tế là vấn đề lớn, các văn bản phải thiết kế chặt chẽ, chính xác, khoa học. Trong khi đó, ở cấp xã, năng lực, kiến thức, cũng như trình độ tham mưu cho lãnh đạo của bộ máy giúp việc về công tác đối ngoại còn nhiều hạn chế". Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định này đối với UBND cấp xã trong việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, không nên phân cấp cho nhiều chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế, tránh dẫn đến sự thiếu thống nhất giữa các địa phương, đặc biệt giữa các địa phương có chung đường biên giới với cùng một quốc gia như ở Việt Nam. Nhiều đại biểu đề nghị, nếu mở rộng đến cấp huyện, cấp xã nên “khoanh lại cụ thể” đối với các huyện, xã ở khu vực biên giới; đồng thời giới hạn phạm vi, lĩnh vực cụ thể được ký kết; phải phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên Đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn), Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), Nguyễn Thanh Phương (thành phố Cần Thơ)… nhận định, việc quy định cụ thể ký kết văn bản hợp tác quốc tế của UBND cấp xã khu vực biên giới sẽ góp phần tăng cường quan hệ giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới, thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội khu vực này. Một số ý kiến đề xuất xem xét bổ sung các chủ thể ký kết như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; tổ chức phi chính phủ; trường đại học; Ban Quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế thuộc quản lý của UBND cấp tỉnh… Đại biểu Nguyễn Kim Tuyến (Tiền Giang) giải thích: “Trên thực tế, thời gian qua, các đơn vị này đã tham gia ký kết thỏa thuận quốc tế hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên tham gia”. *Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt Về ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế, đại biểu Nguyễn Kim Tuyến và Điểu Huỳnh Sang… đề nghị cân nhắc xem xét, sửa đổi quy định theo hướng ngôn ngữ được ký kết trong các thỏa thuận quốc tế phải được thực hiện song ngữ, bằng tiếng Việt và ngôn ngữ của bên ký kết nước ngoài. “Trường hợp hai bên thỏa thuận ký kết bằng ngôn ngữ thứ 3, phải có văn bản bằng tiếng Việt, đảm bảo chính xác về nội dung, thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế”, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề xuất. Từ thực tế phát sinh nhiều bất cập trong thực hiện thỏa thuận quốc tế các cấp, đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị xây dựng quy trình rà soát, đối chiếu văn bản bằng tiếng Việt với văn bản tiếng nước ngoài để đảm bảo tính chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức. Quy định chung sẽ mang tính bắt buộc, áp dụng cho tất cả các chủ thể, cơ quan có thẩm quyền ký kết được quy định trong luật. Quy trình nêu rõ tính chính xác về nội dung giữa bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thống nhất về hình thức từ cấp trung ương đến địa phương, các bộ, ngành, chuyên môn… Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Kim Tuyến đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét kỹ vấn đề ngôn ngữ trong thỏa thuận quốc tế và không đồng ý bản tiếng Việt chỉ là bản dịch lại từ bản tiếng nước ngoài. Đại biểu Nguyễn Kim Tuyến cho rằng, cần quy định rõ, văn bản thỏa thuận được lập, ký kết bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; hai bản có giá trị pháp lý ngang nhau; từ đó thể hiện lòng tự tôn ngôn ngữ của dân tộc. * Giới hạn nội dung ký kết thỏa thuận quốc tế của UBND cấp xã biên giới Phát biểu giải trình, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, cơ quan trình sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tiếp thu, giải trình để hoàn thiện dự án luật đảm bảo chất lượng, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu, để có thể trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.Theo đó, dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế lần này làm rõ hơn khái niệm về thỏa thuận quốc tế, đặc biệt, phân biệt thỏa thuận quốc tế và các điều ước quốc tế trên 2 khía cạnh: Danh nghĩa ký kết và bản chất của thỏa thuận quốc tế. Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Luật Thỏa thuận quốc tế (sau khi được Quốc hội thông qua) sẽ trở thành 2 đạo luật điều chỉnh lĩnh vực ký kết văn kiện quốc tế, văn kiện Việt Nam ký kết.
Liên quan đến thẩm quyền cho phép UBND cấp xã được ký thỏa thuận quốc tế, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết: “Đây là vấn đề được thảo luận kỹ và xem xét hết sức thận trọng. Do đó, dự thảo quy định rất rõ thỏa thuận của UBND cấp xã ở khu vực biên giới; xuất phát thực tế từ nhu cầu của các tỉnh, nhất là các tỉnh có quan hệ cấp các xã với các nước láng giềng”. Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, dự thảo quy định rõ, để đảm bảo chất lượng và năng lực ký kết, việc ký kết thỏa thuận của UBND cấp xã ở khu vực biên giới chỉ giới hạn trong một số nội dung như giao lưu, trao đổi thông tin, hợp tác quản lý biên giới theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký với các nước láng giềng. Bên cạnh đó, thỏa thuận quốc tế được ký nhân danh UBND cấp xã ở khu vực biên giới do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, cho phép. “UBND cấp tỉnh của xã khu vực biên giới tham gia ký kết phải có trách nhiệm đối với các thỏa thuận này. Quy định khẳng định trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong quản lý hoạt động đối ngoại tại địa phương”, Bộ trưởng nêu rõ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cơ sở gây ô nhiễm phải bị cắt điện, nước và đình chỉ hoạt động
15:41' - 22/10/2020
Nhiều đại biểu cho rằng để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, phải có những quy định rất chặt, nhưng phải phù hợp với điều kiện nhất định của từng vùng, miền.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội khóa XIV: Lòng tin và kỳ vọng sớm phục hồi
11:40' - 22/10/2020
Bên lề kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn nhân sự
10:51' - 22/10/2020
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm nhân sự các tỉnh Gia Lai, Yên Bái, Hà Nam.
-
Thời sự
Bên lề Quốc hội: Các chính sách hỗ trợ cần thiết thực và công bằng
11:52' - 21/10/2020
Các đại biểu Quốc hội ghi nhận hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua đối với doanh nghiệp và người dân để vượt qua khó khăn, nhất là tại thời điểm phải đối mặt với ảnh hưởng từ dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thống nhất đề xuất miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ Mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục
18:23'
Ttheo dự thảo Nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em Mầm non, học sinh Phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục...
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47'
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56'
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06'
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.