Bên lề Quốc hội: Cơ sở gây ô nhiễm phải bị cắt điện, nước và đình chỉ hoạt động
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, sáng 22/10, Quốc hội nghe trình bày Báo cáo giải trình và thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chia sẻ quan điểm bên lề Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội cho rằng đây là dự thảo luật được người dân quan tâm, vì vậy, quá trình tổ chức thực hiện là rất quan trọng...
Đại biểu Đỗ Văn Sinh (tỉnh Quảng Trị) cho rằng Luật lần này đã đánh giá, tổng kết chất lượng của các luật trước đây và đang triển khai lấy ý kiến rộng rãi. Đặc biệt, trong phiên thảo luận Kỳ họp trước và lần này, các đại biểu Quốc hội rất quan tâm những quy định hành chính liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Đại biểu cho rằng quan trọng nhất vẫn là khâu tổ chức, đặc biệt là những văn bản hướng dẫn, phân công, phân cấp trong quá trình thực hiện. Theo đại biểu, một thực tế cần được xem xét, đó là có những lĩnh vực mà phạm vi điều chỉnh rất rộng và thường có những vi phạm lớn, nhưng khâu tổ chức thực hiện lại chưa hiệu quả. Ông Sinh lấy ví dụ, hành vi hút thuốc lá ở nơi công cộng đã có chế tài xử phạt nhưng hiện nay vẫn chỉ để cho cơ quan hành chính được tổ chức lập biên bản xử phạt thì không thể đủ nhân lực để thực hiện. Theo quan điểm của đại biểu tỉnh Quảng Trị, cần mở rộng đối tượng được phép xử phạt theo ủy quyền, để đảm bảo tính răn đe. "Chúng ta đã xã hội hóa rồi, những quy định pháp luật cũ trước đây chỉ cho các cơ quan công quyền, cơ quan hành chính mới được xử phạt hoặc được thực hiện, bây giờ, nên ủy quyền cho những tổ chức đủ năng lực thực hiện, như văn phòng công chứng chẳng hạn", đại biểu Đỗ Văn Sinh phân tích. Nhiều đại biểu cho rằng để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, phải có những quy định rất chặt, nhưng phải phù hợp với điều kiện nhất định của từng vùng, miền. Bên cạnh đó, để có một luật có sự trải dài, rộng, cần phải được phân cấp, không nên quy định một cách quá cứng nhắc. Phân tích về lĩnh vực bảo vệ môi trường, đại biểu Nghiêm Vũ Khải (thành phố Hải Phòng) nhấn mạnh, Việt Nam đã có nhiều đạo luật liên quan như Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học với những quy định chặt chẽ, tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ở một số nơi vẫn chưa thực sự nghiêm túc, cần có sự chấn chỉnh cho hiệu quả. Nói về trách nhiệm, năng lực của người công bố thông tin về vấn đề môi trường, đại biểu Nghiêm Vũ Khải khẳng định, cần có biện pháp ngăn ngừa những hành vi thiếu trách nhiệm, công bố có tính chất bôi nhọ, làm hoang mang xã hội. Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ khác, mỗi cá nhân đều có quyền tự do khi đăng tải thông tin và phải chịu trách nhiệm về độ chuẩn xác cũng như các vấn đề liên quan đến lợi ích cộng đồng. Khẳng định rằng những thông tin chính xác về tình trạng ô nhiễm thì các cá nhân hoặc tổ chức có quyền công bố công khai, nhưng đại biểu Nghiêm Vũ Khải cũng nêu rõ, khi thực hiện việc này người có trách nhiệm nên thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước và địa phương về tình trạng đó, hoặc đưa ra cảnh báo thì sẽ tốt hơn. Về việc có ý kiến cho rằng cần cắt điện, nước tại địa điểm xảy ra vi phạm trong lĩnh vực môi trường, theo đại biểu Nghiêm Vũ Khải, đây là vấn đề rất tế nhị. Trong các phiên thảo luận, nhiều đại biểu nhận định, trong một hộ gia đình chỉ có một người vi phạm mà những người khác phải chịu ảnh hưởng thì không công bằng và sai về nguyên tắc.Tuy nhiên, đại biểu Nghiêm Vũ Khải cho rằng những công trình vi phạm quy định về môi trường thì cần phải được xử lý nghiêm, trong đó có cả hình thức cắt điện để đình chỉ hoạt động sản xuất, tránh ảnh hưởng đến đời sống của những người xung quanh.
"Đơn vị nào xả thải nhiều chất nguy hại ra môi trường cần được lực lượng chức năng cảnh báo, nếu không chấp hành nghiêm túc có thể phải bị cắt điện, nước để đình chỉ hoạt động, chấm dứt hành vi vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội", đại biểu Nghiêm Vũ Khải nêu ý kiến./.>>>Thận trọng khi bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm"
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Không để xảy ra bất ổn về giá và nguồn cung hàng hóa cho vùng lũ
09:26' - 22/10/2020
Sở Công Thương các tỉnh tiến hành cung ứng hàng hóa đến địa bàn bị chia cắt, cô lập; chỉ đạo khắc phục nhanh các chợ để sớm hoạt động mua bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân.
-
Thị trường
Bộ Công Thương: Không có hiện tượng tăng giá các mặt hàng thiết yếu
10:31' - 21/10/2020
Sở Công Thương các tỉnh đang triển khai cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm đến với nhân dân vùng bị chia cắt. Đặc biệt, không có hiện tượng tăng giá các mặt hàng thiết yếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.