Cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về hoạt động đấu thầu đất
Những nội dung đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, nhất là vấn đề liên quan đến việc quản lý, kiểm soát việc mua bán đất, thổi giá “ảo” và hoạt động xử lý rác đô thị cũng là điều đang được cử tri, người dân Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, bởi những tác động trực tiếp đến đời sống người dân Thành phố.
Hoàn thiện và đồng bộ quy định về đấu thầu đất
Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi tường Trần Hồng Hà về tầm quan trọng của việc cần thiết bổ sung các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai để đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đang có những hạn chế, dẫn tới xuất hiện hiện tượng giá đất bị đẩy lên cao quá giá trị thật trong các phiên đấu giá đất gây những hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Cụ thể, theo ông Lê Hoàng Châu, hiện đang tồn tại sự bất cập trong quy định nộp “tiền đặt trước” để được tham gia đấu giá. Luật Đấu giá 2016 quy định “phải nộp tiền đặt trước” với mức “tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá”, nhưng lại không có quy định nhà đầu tư phải nộp thêm tiền, hoặc phải có văn bản bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng trong trường hợp nhà đầu tư “trả giá” đất cao hơn rất nhiều lần so với “giá khởi điểm”. Luật Đấu giá 2016 cũng chưa quy định cụ thể về điều kiện “có năng lực tài chính”, hoặc điều kiện “không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai” của nhà đầu tư để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Điều này dẫn đến trong thực tế đã có một số trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất và đã nộp “tiền đặt trước” có giá trị thấp, nhưng sau cuộc đấu giá đã bỏ không thanh toán tiền trúng đấu giá, chấp nhận chịu mất “tiền đặt trước”; hoặc có trường hợp nhà đầu tư “dây dưa” kéo dài việc thanh toán. Ông Lê Hoàng Châu kiến nghị, cần khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất. Kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá gây nhiễu loạn thị trường, để công tác quản lý đất đai, bất động sản, nhà ở trong thời gian tới hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.Cùng chung quan điểm với ông Lê Hoàng Châu, Luật sư Trương Hồng Điền (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, cần bổ sung những quy định chặt chẽ về năng lực tài chính của nhà đầu tư tham gia đấu giá đất; các cơ quan quản lý nhà nước cần có biện pháp kiểm soát và nâng cao chất lượng hoạt động đấu giá tài sản; công tác thẩm định giá, tổ chức đấu giá và quản lý việc sử dụng quyền sử dụng đất trúng đấu giá đúng quy định của pháp luật.
Theo Luật sư Trương Hồng Điền, để ngăn chặn tình trạng việc đẩy cao giá đất nhằm trục lợi cá nhân, cần siết chặt điều kiện cấp tín dụng cho các đơn vị tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, để các Ngân hàng thương mại phải rà soát kỹ trước khi quyết định cấp tín dụng. Luật Đấu giá 2016 cần được sửa đổi, theo hướng có quy định về việc người tham gia đấu giá phải nộp kèm tài liệu chứng minh năng lực tài chính.Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới giải pháp “xanh” cho rác
Xung quanh chất vấn của các đại biểu Quốc hội về công tác quản lý, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự nhất trí cao với câu trả lời của Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần phải hướng tới việc thay đổi từ chôn lấp sang xử lý tái chế, sử dụng hiệu quả rác trở thành thành năng lượng, thành tài nguyên.Ông Huỳnh Minh Nhựt cho biết thêm, hiện khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gần 9.000 tấn, chất thải rắn công nghiệp 1.500 - 2.000 tấn và phương pháp xử lý hiện tại đa phần vẫn là chôn lấp, chiếm 76%, nhưng giải pháp này đã dần không phù hợp do bộc lộ những hạn chế như lãng phí tài nguyên đất, tài nguyên rác, ảnh hưởng đến môi trường nước mặt, nước ngầm, đất và không khí…
Về ý kiến của Bộ trưởng Trần Hồng Hà về trách nhiệm của các địa phương trong công tác thu gom, xử lý rác thải, ông Huỳnh Minh Nhật chia sẻ, Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu trong giai đoạn tới sẽ giảm tỷ lệ chôn lấp xuống còn 20%. Như vậy, 80% chất thải rắn sinh hoạt sẽ được xử lý theo hướng tái chế, tái sử dụng và tái sinh năng lượng vào năm 2025. Thành phố sẽ dành một phần ngân sách (theo chương trình kích cầu của thành phố) để hỗ trợ toàn bộ lãi vay cho các nhà đầu tư trong nước vào các dự án thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn tập trung. Thành phố sẽ tăng cường việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; khuyến khích người dân phân loại tại nguồn đối với chất thải nhựa nhằm giúp cho các hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa thuận lợi hơn, kinh tế hơn. Nhóm chất thải còn lại (không thể tái sử dụng, tái chế), được định hướng đốt, tái sinh năng lượng sản xuất điện.Chất vấn đi vào trọng tâm cử tri quan tâm
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn hôm nay rất kịp thời, với nội dung là các lĩnh vực được người dân, dư luận quan tâm.Theo bà Văn Thị Bạch Tuyết, trong buổi sáng nay, nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, trong đó có chuyện giá xăng. Nhân dân mong muốn nghe được các giải pháp của Chính phủ, đặc biệt sự tham mưu của Bộ Công Thương để việc tăng giá xăng ít ảnh hưởng nhất đến đời sống người dân; hoặc như vấn đề tiêu thụ nông sản, hoạt động sản xuất trong điều kiện hậu COVID-19. Trong buổi chiều, các câu hỏi của đại biểu Quốc hội đặt ra cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đều rất sát, thiết thực, là những vấn đề cử tri quan tâm, như vấn đề đất đai, môi trường, là vấn đề “nóng” hiện nay. Đặc biệt, nhiều cử tri rất quan tâm đến hoạt động quản lý đất đai, công tác đấu giá đất khi vừa qua đã xảy ra vụ việc đấu giá đất ở khu vực Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh để lại nhiều hệ lụy.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết nhận xét, phần trình bày, trả lời của các Bộ trưởng tương đối sát với các yêu cầu chất vấn mà đại biểu Quốc hội nêu ra. Nhưng các Bộ trưởng khi trả lời vẫn chưa thỏa mãn được mong muốn của đại biểu Quốc hội về vấn đề liên quan đến giải pháp cụ thể, hay hiệu quả như thế nào. Chính vì vậy, nhiều đại biểu Quốc hội sau phần trả lời của các Bộ trưởng đã tiến hành trao đổi, phản biện. Đó là một “không khí” rất đáng quý, cần thiết trong hoạt động nghị trường, thể hiện tính dân chủ, sự quan tâm đối với các vấn đề của thời cuộc, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với mối quan tâm của cử tri với các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. “Trong phiên họp ngày hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã tham gia, làm sáng tỏ hơn những vấn đề trả lời cho đại biểu, làm rõ quan điểm trong quá trình điều hành, giải quyết các kiến nghị. Tôi cho rằng, cùng với các phiên chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp, Quốc hội nên tăng cường các cuộc chất vấn như hôm nay, để đại biểu Quốc hội phản ánh nhanh các vấn đề mà cử tri quan tâm; hoặc các vấn đề đại biểu thấy cần thiết như về thông tin tiến độ thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, để làm tốt hơn công tác giám sát và phản hồi lại với cử tri”, bà Văn Thị Bạch Tuyết nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần có chế tài mạnh hơn về việc "đấu giá bỏ cọc"
17:31' - 16/03/2022
Phải có chế tài mạnh mẽ hơn nữa về vấn đề "đấu giá bỏ cọc". Bên tham gia đấu giá bỏ cọc thì phải có chế tài xử lý mạnh để họ không tham gia được; có chế tài "đánh" vào kinh tế để đảm bảo sức răn đe.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Làm chủ nguồn xăng dầu sản xuất trong nước
16:09' - 16/03/2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, dứt khoát phải làm chủ sản xuất xăng dầu trong nước và theo quy hoạch sẽ có nhà máy lọc dầu có quy mô sản xuất 10 triệu m3 tại Vũng Tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đơn giản hóa quy trình tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, nông sản
14:46' - 16/03/2022
Bộ Công Thương đã phối hợp với phía bạn bàn bạc các biện pháp tháo gỡ, tạo lập các vùng xanh an toàn để xuất khẩu, đơn giản hóa quy trình thủ tục tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
14:42' - 16/03/2022
Chất vấn Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên sáng 16/3, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp cụ thể để bảo đảm lưu thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa, nhất là mặt hàng nông sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.