Nâng cao năng lực để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Đại biểu Siu Hương (Gia Lai) cho rằng, vấn đề xuất khẩu nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu Trung Quốc thời gian qua cho thấy sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng hóa nội địa. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp khắc phục?
Giải đáp chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thừa nhận, hàng hóa ùn ứ cho thấy chiến lược sản xuất, tiêu thụ nông sản còn luẩn quẩn, bế tắc. Để giải bài toán này, theo Bộ trưởng, đã không dưới 3 lần Bộ Công Thương có kiến nghị Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và các địa phương cần có quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi, bám sát tín hiệu thị trường.
Bộ trưởng nhấn mạnh, nếu giữ cách làm cũ thực sự bị động. Các địa phương cần có quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi, xây dựng kế hoạch đề án sản xuất theo yêu cầu từng thị trường.
Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Công Thương cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trao đổi, hướng dẫn thông tin và tập huấn nghiệp vụ ngành hàng cho doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm, để các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trực tiếp hướng dẫn về quy cách hàng hóa, tiêu chuẩn, tập quán tiêu dùng địa phương. “Đây cũng là cách để chúng ta có thể chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ, tiểu ngạch, sang chính ngạch”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh. Về nỗ lực giải quyết ùn tắc nông sản ở biên giới, cơ quan chức năng của Việt Nam đã có rất nhiều cuộc họp và trao đổi với đối tác phía Trung Quốc. Tình hình dịch ở các tỉnh phía Bắc nước ta và Trung Quốc thực hiện chính sách "Zero COVID", nhiều thành phố bị phong tỏa, nên đã gây không ít khó khăn. Thời gian tới, Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp xây dựng một đề án liên quan vấn đề này. Cụ thể, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ xây dựng đề án xuất khẩu qua biên giới theo chính ngạch, với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể. Hiện Bộ đã trình Chính phủ, khi Chính phủ thông qua, đây sẽ là cơ sở để triển khai. Cùng quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) chất vấn: Vì sao mỗi lần ta với bạn có giao thiệp thì cửa khẩu được mở, nhưng bẵng đi thì cửa khẩu lại đóng. Vậy giải pháp căn cơ, chiến lược đặt ra là gì để thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh và tình hình thế giới phức tạp? Bộ trưởng Công Thương cho biết, chiến lược phòng, chống dịch của Việt Nam và Trung Quốc có những điểm không giống nhau. Việt Nam thì thích ứng an toàn, nhưng Trung Quốc lại thực hiện "Zero COVID". Thời điểm trước Tết, mặc dù hàng hóa ùn ứ rất lớn, nhưng chúng ta cũng tích cực giao thiệp, chủ yếu bàn việc giao hàng qua phương thức nào để đảm bảo an toàn cho cả hai bên.Mục tiêu là đảm bảo sức khỏe cho người dân, không phải vì lợi ích trước mắt. Qua giao thiệp đã hình thành phương thức giao nhận hàng hóa, hình thành các luồng xanh, vùng an toàn dịch bệnh.
Tại thời điểm đó, dịch ở Việt Nam chưa nặng, dịch nước bạn kiểm soát tốt, nên lưu thông hàng hóa được. Nhưng sau Tết, dịch bùng phát ở phía Bắc, khu vực biên giới có nhiều người mắc, cả người Việt Nam và Trung Quốc. Bằng chứng là 3 thành phố của bạn ở khu vực cửa khẩu giáp Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai bị phong tỏa, cùng với chính sách "Zero COVID", nên cửa khẩu lại đóng. Bộ trưởng cho biết, những ngày tới, việc giao thiệp vẫn phải duy trì, ngoại giao vẫn là trên hết. Khi không ngoại giao được mới phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật. “Một lần nữa, khuyến cáo các ngành sản xuất nói chung đặc biệt là nông nghiệp, nông sản, thực phẩm đều phải cố gắng sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn và tiêu chuẩn đó phải sát từng thị trường", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh. Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) gợi mở, chúng ta cần mở thêm nhiều thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, với khả năng thích ứng của mình đối với chính sách nhập khẩu hàng hóa của các nước. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết có bảo đảm cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được lưu thông thuận lợi, thông suốt, ổn định, an toàn và đạt được mong muốn đề ra hay không?Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, là thành viên của 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 16 hiệp định đã có hiệu lực. Hàng hóa của Việt Nam đã đến được trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, để hưởng được lợi ích của 16 Hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là "sản phẩm hàng hóa của chúng ta có đáp ứng được yêu cầu thị trường hay không thì lại là những câu hỏi không thể chỉ đặt ra với Bộ Công Thương, mà phải đặt ra với các ban, ngành và với các doanh nghiệp, người sản xuất", Bộ trưởng chỉ rõ.
Theo Bộ trưởng, trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải trả lời được câu hỏi sản xuất gì, bán đi đâu và bán cho ai? Nhưng bây giờ, chúng ta vẫn làm theo thói quen, làm theo tập quán là bán cái mình có, chứ không phải bán cái thị trường cần, đây là vấn đề khó. Để nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài, tận dụng được cơ hội với đúng nghĩa là hội nhập kinh tế thế giới, theo Bộ trưởng, cần lưu ý một số vấn đề. Đó là sản phẩm hàng hóa của Việt Nam phải đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường; đồng thời, phải nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt để đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu vi phạm
13:01' - 16/03/2022
Tình hình sản xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng dầu; điều hành giá xăng dầu là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Không né tránh, có đáp án rõ ràng đối với vấn đề mà cử tri quan tâm
11:04' - 16/03/2022
Tiếp tục chương trình của Phiên họp thứ 9, sáng 16/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương, tài nguyên và môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Quốc hội việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại
12:21' - 15/03/2022
Tại Phiên họp thứ 9, sáng 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên) năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
11:32' - 10/03/2022
Sáng 10/3, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18'
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.