Cần tiếp tục có các biện pháp phòng vệ hỗ trợ ngành thép
Năm vừa qua ngành thép trong nước đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ và điều này phần nào cho thấy, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc cung ứng đủ thép cho thị trường; tính hiệu quả của các chính sách, biện pháp phòng vệ thương mại.
Song để tiếp tục bảo vệ sản xuất trong nước, giúp ngành thép phát triển trong giai đoạn tới, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường các biện phòng vệ. Cùng với đó, là sự hỗ trợ về định hướng thị trường, sản phẩm và chiến lược phát triển của nhà nước.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cuối năm 2017, Việt Nam đã phải đối mặt với 124 vụ kiện phòng vệ thương mại; trong đó, có 30 vụ liên quan đến ngành thép. Nhiều vụ còn đang kéo sang năm 2018 này.Tuy nhiên vẫn phải khẳng định rằng, năm vừa qua, Việt Nam cũng đã thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại khá hiệu quả góp phần hạn chế được lượng thép nhập khẩu.
“Cụ thể, năm 2016, nhập khẩu phôi thép là 2 triệu tấn, thì đến 2017 nhập khẩu chỉ còn vài trăm nghìn tấn, chủ yếu là phôi dẹt để sản xuất cán thép tấm mà thép xây dựng hầu như không có. Hay tôn mạ, năm 2016 nhập 1,8 triệu tấn, nhưng sau khi sử dụng các biện pháp áp thuế thì chỉ còn nhập khẩu 1,2 triệu tấn”, ông Sưa lấy dẫn chứng. Thị trường thép 2018 được dự báo sẽ tiếp tục phát triển, trong đó, nhiều dự án lớn được đưa vào sản xuất. Năm 2018 được hứa hẹn sẽ là một năm tiếp tục khởi sắc của thị trường thép, khi Chính phủ sẽ đẩy nhanh việc giải ngân đầu tư các công trình.Do vậy, ông Sưa cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục các biện pháp phòng vệ và Hiệp hội sẽ tích cực góp ý và kiến nghị về các chính sách liên quan đến ngành thép.
Đồng thời, tham gia xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn quốc gia về các sản phẩm thép. Bên cạnh đó, tham gia xây dựng các hàng rào kỹ thuật cũng như áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế càng ngày càng sâu rộng.
Ngoài ra, với phòng vệ thương mại, Hiệp hội sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép mà trong nước đã sản xuất để cùng các doanh nghiệp đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất thép trong nước.Cùng với đó, theo dõi diễn biến các vụ kiện của nước ngoài để cùng các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có các biện pháp phòng vệ tích cực, giảm thiểu thiệt hại…
Năm 2017, ngành thép Việt Nam có bước phát triển vượt bậc đứng số 1 Đông Nam Á. Báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, sản xuất các sản phẩm thép đạt hơn 22 triệu tấn, tăng trưởng 23,5% so với năm 2016; bán hàng các sản phẩm thép các loại đạt gần 19 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm 2016. Vai trò của nhà nước trong đầu tư phát triển ngành thép đã được thể hiện hết sức rõ nét qua các bản quy hoạch phát triển ngành công nghiệp thép. Chính phủ, Bộ Công Thương đã có những định hướng, đầu tư phát triển về công nghệ, thị trường cũng như các chính sách…qua đó giúp cho ngành thép Việt Nam phát triển mạnh mẽ.Sự phát triển ngành thép đến nay ghi nhận sự tham gia, đóng góp của các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân cũng như các doanh nghiệp trong khối đầu tư nước ngoài (FDI), như: Fomosa, Posco, Hòa Phát, Hoa Sen…
Tuy nhiên, chia sẻ dưới góc độ chuyên gia, một người hoạt động lâu năm trong ngành thép, ông Nghiêm Xuân Đa, Tổng công ty Thép Việt Nam cho biết, những thay đổi mang tính chiến lược của các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc đòi hỏi ngành thép Việt Nam cần phải tư duy lại vai trò của mình.Nhà nước cũng cần phải xem xét, thông qua các biện pháp, công cụ khác. Đồng thời, đổi mới phương pháp quy hoạch, thông tin thị trường... để phát triển ngành thép.
Cụ thể hơn, ông Đa cho rằng, nhà nước cần định hướng thông tin về thị trường, về sản phẩm cũng như chiến lược phát triển các nhà máy thép, những chính sách khuyến khích và chế độ bảo hộ. Nhà nước cần đưa ra những quy định mang tính chất khống chế về bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển công nghệ cũng như tiêu chuẩn và các hàng rào kỹ thuật; tập trung vào đầu tư hạ tầng công nghệ hỗ trợ như điện, nước, giao thông, logistic cũng như có chính sách tổng thể… “Ngành thép rất khó có thể phát triển đơn lẻ mà phải phát triển trong mối tương quan với các ngành công nghiệp khác nhau như chế tạo, đóng tàu, cơ khí cũng như phát triển hạ tầng…”, ông Đa nói. Đồng thời, oogn Đa cũng đề xuất, Chính phủ cần xem xét cơ cấu lại ngành thép theo hướng sáp nhập những nhà sản xuất thép có quy mô nhỏ nên không tận dụng được lợi thế về quy mô kinh tế; tránh việc đầu tư thiên lệch quá nhiều về những sản phẩm thép dài thông thường mà thiếu những sản phẩm thép có chất lượng cao.Song song với đó, xem xét cấu trúc lại về cơ cấu công nghiệp, cơ cấu sản phẩm. Để thúc đẩy đầu tư trong nước, cần có cơ chế chặt chẽ và chính sách chống gian lận thương mại, chống buôn lậu, chống hàng giả hàng nhái thì sản xuất thép trong nước mới có cơ hội phát triển.
Bên cạnh đó, ông Đa cũng kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội thép cần có giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng thống kê về sản lượng thép; xem xét thống kê lại một cách chính xác để giúp cho thành viên Hiệp hội thép có được quyết định đầu tư đúng đắn và có những phản ứng kịp thời đối với những sự cố, biến động của nền kinh tế, của thị trường từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp…/.- Từ khóa :
- Ngành thép
- sản xuất thép
- hiệp hội thép
- thị trường thép
Tin liên quan
-
Thị trường
Dự báo Việt Nam sẽ có tăng trưởng nhu cầu thép cao trong khu vực
18:25' - 25/01/2018
Năm 2018 này, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường có tăng trưởng nhu cầu thép cao trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng thép toàn cầu tăng 5,3% năm 2017
11:43' - 25/01/2018
Theo Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô trên toàn cầu đã tăng 5,3% trong năm 2017.
-
Chuyển động DN
Tập trung nguồn lực xử lý tồn tại 2 dự án ngành thép
18:31' - 19/01/2018
Trong năm 2018, Tổng công ty sẽ tập trung nguồn lực thực hiện xử lý 2 dự án của Công ty Khoáng sản luyện kim Việt Trung (VTM) và Gang thép Thái Nguyên (TISCO)– giai đoạn 2.
-
Doanh nghiệp
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành thép phòng vệ thương mại
15:48' - 17/01/2018
Trong năm 2018, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo đúng quy định của WTO và các Hiệp định thương mại tự do.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.